Nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 114 - 117)

nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước

Khi khu vực ACFTA hình thành, Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2005... các nước sẽ nhận được những lợi ích nhất định do việc nới lỏng hàng rào thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các nước có trình độ phát triển thấp hơn như Việt Nam, và khu KTCK Lào Cai cũng không nằm ngoài áp lực đó. Chính vì vậy, hợp tác kinh tế - thương mại giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) phải là chất xúc tác cho cải cách bên trong của mỗi tỉnh, mỗi quốc gia, trong đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp cả nước là nhiệm vụ hàng đầu. Cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

- Lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu:

Các nghiên cứu gần đây về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc cho thấy, mặt hàng trao đổi giữa hai nước khá tương đồng, Những mặt hàng hiện nay nước ta

đang có lợi thế cũng là những mặt hàng Trung Quốc có nhiều thế mạnh như hàng nông sản, dệt may, giày da, thủ công mỹ nghệ. nhưng trên thực tế, các nhóm mặt hàng kể trên trong chừng mực nhất định Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn chúng ta về số lượng, năng suất, giá thành. trung Quốc nhập khẩu hàng nguyên liệu của chúng ta qua các cửa khẩu Lào Cai chủ yếu la cao su, rau quả, quặng các loại, động vật quý hiếm... Chính vì vậy, để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, các doanh nghiệp phải có chiến lược mặt hàng hợp lý, lựa chọn những nhóm hàng có khả năng cạnh tranh dài hạn để đầu tư phát triển như:

+ Đối với mặt hàng hiện nay nước ta đang có thế mạnh và được thị trường Trung Quốc chấp nhận, bao gồm hàng thủy sản, cao su, dầu thô, dược liệu cần nâng cao chất lượng hơn nữa, cải tiến kỹ thuật khai thác và chế biến để hạ giá thành, nâng cao năng suất tạo ra nguồn hàng có quy mô lớn, chất lượng cao, từng bước cải tạo thị phần ở Trung Quốc. Có thể những mặt hàng này có nhu cầu cao ở một số thị trường khác, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm được chi phí vận chuyển, yêu cầu chất lượng không quá ngặt nghèo, lại là một thị trường lớn trên thế giới.

+ Một số mặt hàng có triển vọng cung cấp cho vùng biên giới Tây Nam - Trung Quốc như bột giặt, đồ gỗ gia dụng, nông sản và hàng công nghiệp là quần áo, giày dép, sản phẩm nhựa cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

+ Trong khi xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu cần tính đến Hiệp định về khu vực mậu dịch ASEAN - Trung Quốc, đặc biệt là chương trình thu hoạch sớm để tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư.

+ Xác định khai thác dịch vụ quá cảnh, chuyển khẩu, phát triển du lịch là mục tiêu chủ yếu, do đó. doanh nghiệp nên tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, các nhà quản lý giỏi, thiết lập bộ máy và tổ chức để phát triển dịch vụ.

Cập nhật thông tin để xác định những lĩnh vực, mặt hàng Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến sản xuất của chúng ta. Từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp trong điều kiện hội nhập quốc tế:

+ Về hàng hóa, cần chú trọng đến bao bì, nhãn mác, áp dụng hệ thống mã vạch phổ cập đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc để thuận lợi trong khâu bán lẻ tại các siêu thị. Giảm chi phí đầu vào, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, hạ giá thành để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chiến lược mặt hàng thích hợp với thị trường Trung Quốc trong từng giai đoạn cụ thể.

+ Về dịch vụ, lợi thế của Lào Cai trong hoạt động kinh tế - thương mại với Trung Quốc là Lào Cai nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có các loại hình dịch vụ như vận tải, thông tin, điện, kho vận, cầu cảng, du lịch. chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung khai thác lợi thế này để phát triển các loại hình dịch vụ thích hợp, sử dụng tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tính chất là các dịch vụ quá cảnh của hàng Trung Quốc và các nước lân cận thông qua cảng biển Hải Phòng. Trên cơ sở đầu tư của Nhà nước cho công trình hạ tầng cơ sở, các doanh nghiệp cần có biện pháp để khai thác có hiệu quả những công trình này, đồng thời cùng tỉnh phối hợp với Nhà nước tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng mở rộng quy mô khai thác dịch vụ.

- Mở rộng các phương thức hoạt động thương mại:

+ Để mở rộng các phương thức hoạt động thương mại và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tổ chức các công ty con hoặc văn phòng đại diện tại gần cửa khẩu quốc tế Lào Cai để tạo điều kiện thuận lợi cho viêc giao dịch, mua bán hàng hóa.

+ Cùng với việc mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất khẩu hiện có thế mạnh, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động liên kết với doanh nghiệp Trung Quốc để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định.

+ Khai thác cơ hội tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu các mặt hàng của mình, khai thác nguồn hàng của nước bạn và phát triển phương thức xuất khẩu tại chỗ.

- Tăng cường lĩnh vực hợp tác kinh doanh:

+ Các doanh nghiệp cần xem xét chuyển dần từ buôn bán thuần túy sang hợp tác liên doanh, sản xuất, lắp ráp tiêu thụ hàng hóa tại thị trường hai nước và xuất khẩu sang nước thứ ba như liên doanh sản xuất đồ điện gia đình, thức ăn gia súc, giày dép, may mặc, thực phẩm, dược phẩm...

+ Các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh sang nước ngoài, tổ chức sản xuất, xây dựng mạng lưới tiêu thụ và huy động vốn, tận dụng nguyên liệu, thị trường Trung Quốc.

+ Hình thức hợp tác với Vân Nam - Trung Quốc tại khu KTCK Lào Cai có thể chú ý phát triển kiểu đầu tư trực tiếp để vừa tránh hàng rào thuế quan, lại tận dụng được ưu thế về tài nguyên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 114 - 117)