Ngoài mức tăng trưởng kinh tế cao, tác động của sự phát triển khu KTCK Lào Cai còn được đánh dấu bằng sự hình thành rõ nét một cơ cấu ngành hợp lý ở tỉnh Lào Cai. Trước đây, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh được xác định là: Nông, lâm nghiệp - tiểu thủ, công nghiệp - thương mại, dịch vụ. Khi biên giới Việt - Trung được thông thương trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt khi Chính phủ Việt Nam thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tại khu KTCK Lào Cai (1998) thì tỉnh Lào Cai đã trở thành trung tâm buôn bán, trung chuyển hàng hóa quan trọng, từ đó các ngành thương mại, du lịch, công nghiệp, xây dựng cũng phát triển theo. Năm 1991, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh là: Nông, lâm nghiệp 61%; công nghiệp, xây dựng 16%; thương mại, dịch vụ 23%. Nhưng đến những năm 2000 - 2005 đã có sự chuyển biến rõ rệt. 16% 61% 23% C«ng nghi Öp x©y dùng N«ng, l©m, ng nghi Öp DÞch vô
Bảng 2.10: Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Lào Cai thời kỳ 2000 - 2005
Đơn vị tính: %
Năm Công nghiệp, xây
dựng
Nông, lâm, ngư
nghiệp Dịch vụ 2000 21,08 45,83 33,09 2001 20,19 43,64 36,17 2002 21,6 40,91 37,49 2003 24,04 36,74 39,22 2004 24,81 35,64 39,55 Dự kiến 2005 25,5 34,5 40 Nguồn: [61]. 24.81% 35.64% 39.55% C«ng nghiÖp, x©y dùng N«ng, l©m, ng nghiÖp DÞch vô
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2004
Nhìn bảng ta thấy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Lào Cai theo hướng ngày càng hợp lý, tiến bộ. Tỷ trọng thương mại, dịch vụ tăng khá nhanh tuy chưa phải là cao nhưng thể hiện sự phản ứng linh hoạt, sôi động và nhảy vọt của việc buôn bán giữa Lào Cai - Vân Nam. Xét riêng sự chuyển dịch nội bộ từng ngành cụ thể như sau:
- Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện, từng bước hình thành sản xuất hàng hóa tập trung. Kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch rõ nét, xóa đói giảm nghèo có những chuyển biến mạnh mẽ. Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 8,05%; trong đó nông nghiệp tăng 8,74%, lâm nghiệp tăng 4,71%, thủy sản tăng 9,76%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 74,4% năm 2000 xuống còn 57,8% năm 2004. Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ chỗ chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, tu bổ và xây dựng rừng. Độ che phủ rừng tăng từ 32,2% năm 2000 lên 45% năm 2005. Giá trị sản xuất trên 1 ha rừng đạt trên 12 triệu đồng, tăng gấp 2 lần năm 2000.
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Bước đầu sản xuất làng nghề được khôi phục, cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, chợ được chú ý đầu tư. Đến hết năm 2004, 75% số thôn, bản có đường giao thông liên thôn, 82% xã có điện lưới quốc gia. Đời sống vùng nông thôn được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 6,6 triệu đồng năm 2000 lên 15 triệu đồng năm 2005.
- Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, bước đầu sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về khai thác, chế biến khoáng sản. Đầu tư phát triển thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2004 tăng gấp 2 lần so với năm 2000, bình quân tăng 13,9%/năm, cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 là 5,2%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp bình quân đạt 11%/ năm, cao hơn giai đoạn trước 4,4%, vượt 2,5% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. So với giai đoạn trước, tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng từ 9,2% lên 13,7%, công nghiệp, cơ khí, điện nước tăng từ 1,9% lên 14,7%, công nghiệp khai thác khoáng sản giảm từ 60% xuống còn 50,8%.
- Các ngành dịch vụ có bước chuyển tích cực đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ năm
2004 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000 và 1,7 lần so mục tiêu Đại hội, bình quân tăng 17,2%/năm, cao hơn giai đoạn trước 3,3%. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ năm 2004
gấp 2 lần năm 2000, bình quân tăng 14,7%/năm. Hoạt động thương mại diễn ra sôi
động, hàng hóa lưu thông phong phú từ đô thị đến các vùng sâu, vùng xa. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm 2004 tăng 2,8 lần năm 2000, tốc độ bình quân tăng 23%/năm, cao hơn giai đoạn trước 4,6%/năm.
Hoạt động du lịch thu được nhiều kết quả, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Các cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn đã đáp ứng được nhiều yêu cầu của du khách. tổng lượt khách du lịch năm 2004 gấp 2,4 lần so năm 2000, tăng 11% so với mục tiêu ĐH, bình quân tăng 19%/năm. Doanh thu du lịch năm 2004 gấp 6,4 lần năm 2000, bình quân tăng 45%/năm.
Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa tiếp tục được nâng lên cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, đi lại của nhân dân. Năm 2004, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng gấp 4,1 lần (tăng 33,2%) và hành khách tăng 1,8 lần (tăng 12,9%) so năm 2000.
Dịch vụ bưu chính cũng phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể. Đến năm 2005, 94,5 số xã trên địa bàn có điện thoại, tăng 59 xã so với năm 2000...
Đến nay, về tổng thể tỉnh Lào Cai đã hình thành một cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm ngành chính: Thương mại, dịch vụ, du lịch (39,55%); nông, lâm nghiệp (35,64%); công nghiệp, xây dựng (24,81%). Đây là bước chuyển biến được đánh giá là phù hợp. Công nghiệp chiếm tỷ trọng không cao hơn nông nghiệp trong GDP nhưng đã tìm được hướng đi của mình đó là: sản xuất đã gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên doanh sản xuất với nước ngoài để khai thác lợi thế về lao động, nguyên vật liệu tại địa phương. Nếu so với nhiều tỉnh phía Bắc có cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ thì cơ cấu kinh tế của Lào Cai hiện nay phản ánh những lợi thế so sánh do phát triển khu KTCK đem lại.