Chuyển dịch thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 69 - 79)

Chính sách mở cửa biên giới, phát triển kinh tế nhiều thành phần và đặc biệt là chính sách cho phép Lào Cai thành lập khu KTCK của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho tỉnh có một cơ cấu thành phần kinh tế khác xa so với trước đây.

Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế. Vì vậy, những năm gần đây các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ phát triển cao, bình quân 36,5%/năm, kinh tế nhà nước đạt 7%/năm. Đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào quá trình tăng trưởng chung toàn ngành kinh tế tăng từ 41,6% năm 2000 lên 71% năm 2004. Dưới đây sẽ nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở một số lĩnh vực cơ bản:

- Ngành nông, lâm nghiệp: Trước đây, trong nông nghiệp chỉ tồn tại hai loại sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân. Sau khi thực hiện đường lối của Đảng, mở cửa biên giới và phát triển khu KTCK Lào Cai, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp đã giải tán, hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế độc lập.

Bảng 2.11: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 2.862 4.686 5.947 10.023 10.600 2 Tập thể 114.429 - - - - 3 Tư nhân - - - - - 4 Cá thể 311.358 610.889 652.312 737.508 784.190 5 Hỗn hợp - - - - - 6 Có vốn đầu tư NN - - - - - Tổng số: 428.649 615.575 658.259 747.531 794.790

Nguồn: [22].

Năm 2003, trong giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của tỉnh Lào Cai thì thành phần kinh tế cá thể chiếm 98,7%, còn thành phần kinh tế nhà nước chỉ chiếm 1,3%.

98.7% 1.3% thµnh phÇn ki nh tÕ c¸ thÓ thµnh phÇn ki nh tÕ nhµ n­ í c

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2003

- Ngành công nghiệp: Cũng giống như ngành nông, lâm nghiệp trước thời kỳ đổi mới, thành phần kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. Nhưng dưới tác động của đổi mới, mở cửa biên giới và gần đây nhất là sự phát triển khu KTCK, số hộ cá thể và công ty tư nhân kinh doanh lĩnh vực này phát triển dần lên.

Bảng 2.12: Số cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế

ST

T Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003

1 Nhà nước 14 16 17 17 18

2 Tập thể - 14 32 33 34

3 Cá thể và tiểu chủ 2.322 2.995 3.023 3.066 3.108

4 Tư bản tư nhân 17 5 6 17 20

6 Có vốn đầu tư nước

ngoài - - - - -

Tổng số 2.353 3.303 3.078 3.133 3.180

Nguồn: [22].

Số liệu bảng 2.11 cho thấy: tỷ lệ cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư nhân rất lớn, chiếm 98,4%; số cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước, tập thể chỉ chiếm 1,6%.

Còn về giá trị sản xuất của công nghiệp ngoài quốc doanh những năm gần đây cũng ngày càng tăng trong tổng số giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh: năm 2001 mới đạt 46,7 tỷ đồng trong tổng số 369,8 tỷ đồng, chiếm 12%; Đến năm 2003 đạt 70,1 tỷ đồng so với 475,4 tỷ đồng, chiếm 14%; năm 2004 đạt 85 tỷ đồng trong tổng số 558,6 tỷ đồng, chiếm 15%.

Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực sở hữu thời kỳ 2000 - 2004 của tỉnh Lào Cai

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Năm 2000 2001 2002 2003 2004

Giá trị sản xuất công nghiệp 337,0 369,8 429,7 475,4 558,6

1 Công nghiệp quốc doanh 290,3 323,1 374,8 403,9 472,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp Trung ương 178,6 185,3 214,8 240,2 270,0

Công nghiệp quốc doanh địa

phương 111,7 137,8 160,0 163,7 202,1

2 Công nghiệp ngoài quốc doanh 46,7 46,7 54,5 70,1 85,0

3 Công nghiệp có vốn đầu tư nước

Nguồn: [61].

Bên cạnh đó giá trị sản xuất của công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu tăng: Từ 0 tỷ đồng năm 2000, 2001 lên 0,4 tỷ năm 2002; 1,4 tỷ năm 2003; 1,5 tỷ năm 2004.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Lào Cai năm 2004

- Ngành thương mại, dịch vụ: Sự hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai đã tạo ra động lực rất lớn thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh. Đặc biệt, khu vực ngoài quốc doanh tỏ ra rất năng động, linh hoạt, sớm thích ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Bảng 2.14: Số đơn vị kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, nhà hàng phân theo thành phần kinh tế tỉnh Lào Cai

STT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 33 40 39 39 39 84.51% 15.21% 0.28% Ngoài quốc doanh

Đầu tư nước ngoài

2 Tập thể 2 2 8 6 6

3 Tư nhân 30 21 24 28 32

4 Cá thể 4.342 7.194 7.541 7.862 8.171

5 Hỗn hợp - 17 35 44 56

6 Có vốn đầu tư nước

ngoài

- 3 3 5 6

Tổng số 4.407 7..277 7.650 7.984 8.310

Nguồn: [22].

Số liệu bảng 2.14 cho thấy năm 1995 (khi chưa phát triển khu KTCK Lào Cai) số đơn vị cá thể kinh doanh thương mại dịch vụ là 4.342 đến năm 2000 đã lên tới 7.194 đơn vị, tăng 165% và năm 2003 là 8.171 đơn vị, tăng 188% so với năm 1995. Số cơ sở thương mại, du lịch, dịch vụ của quốc doanh nói chung là ổn định, từ năm 2001 đều là 39 cơ sở. Số cơ sở của quốc doanh tuy ít nhưng quy mô lớn, không giống như của tư nhân hay cá thể có khi chỉ có 1 hoặc 2 lao động. Số lao động trong ngành của khu vực quốc doanh ở mức khoảng 12% - 15%, còn khu vực ngoài quốc doanh chiếm khoảng 85% - 88%.

Bảng 2.15: Số lao động trong ngành thương mại, dịch vụ phân theothành phần kinh tế

TT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 945 1..228 1..259 1.180 1.170 2 Tập thể 7 24 80 64 70 3 Tư nhân 134 92 105 120 140 4 Cá thể 4.856 8..282 8.815 9.362 9.820 5 Hỗn hợp - 330 520 650 810

ngoài

Tổng số 5.942 10.100 10.941 11.586 12.250

Nguồn: [22]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét tương quan giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh về chỉ tiêu giá trị sản xuất:

Bảng 2.16: Giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ tỉnh Lào Cai theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Thành phần kinh tế 1995 2000 2001 2002 2003 1 Nhà nước 18.845 41.328 43.074 53.260 58.500 2 Tập thể - 139 285 1.232 1.395 3 Tư nhân 1.413 13..208 22.127 31.998 48.945 4 Cá thể 28.092 45.325 48.183 52.289 57.664 5 Hỗn hợp - - - - -

6 Có vốn đầu tư nước

ngoài - 13.123 24.532 31.692 26.895 Tổng số 48.350 113.123 138..20 1 170.491 193.399 Nguồn: [22].

Ta thấy, tỷ trọng giá trị làm ra trong năm của khu vực kinh tế quốc doanh chiếm khoảng 30% - 31%, cao nhất là năm 1995 đạt trên 38%, còn 69% - 70% là kinh tế ngoài quốc doanh. Thành phần kinh tế quốc doanh chiếm đến 15% tổng số lao động, có quy mô lớn và điều kiện cơ sở vật chất có thể hơn hẳn các khu vực kinh tế khác nhưng giá trị sản xuất trong năm chỉ đạt khoảng 31%. Điều này cho biết, ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ,

thành phần kinh tế quốc doanh hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao hơn các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Như vậy, về tổng thể tác động của chính sách phát triển khu KTCK Lào Cai đối với tỉnh không chỉ làm phát sinh, phát triển thương mại qua biên giới mà còn ở khía cạnh kinh tế vĩ mô như góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển mạnh kinh tế tư nhân, thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế theo hướng sử dụng hợp lý những lợi thế so sánh của tỉnh trong quá trình mở cửa biên giới. Đó là những mặt biến đổi tích cực chủ yếu trong bức tranh kinh tế của tỉnh Lào Cai sau khi thực hiện chính sách phát triển khu KTCK Lào Cai.

Bên cạnh đó, không thể không kể đến tác động tiêu cực do khu KTCK Lào Cai đem lại về mặt kinh tế. Chúng ta cần nhìn nhận thực chất quá trình hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai là kết quả của chính sách mở cửa biên giới, cho nên việc nghiên cứu những tác động tiêu cực của khu KTCK Lào Cai cần thiết phải đặt trong sự tác động tiêu cực của mở cửa biên giới. Những tác động đó là:

Thứ nhất, do chạy theo lợi nhuận cục bộ, thiển cận nên một số cơ sở kinh tế đóng

trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu qua khu KTCK Lào Cai nhiều thứ hàng hóa gây thiệt hại lâu dài cho tỉnh, cho đất nước, phá hoại tài nguyên, hủy hoại môi trường sinh thái như: xuất khẩu đồng, quặng sắt, đồ cổ, gỗ quý, động vật quý hiếm. Đồng thời, việc quản lý lỏng lẻo đã tạo cơ hội cho nhiều người buôn bán, tìm kiếm các hàng lậu được giá để bán cho Trung Quốc. Thêm vào đó là sự xuất hiện những đội quân cửu vạn, bỏ làm ăn ở quê hương đi làm thuê gây ra nhiều hiện tượng phức tạp cho vùng biên giới.

Thứ hai, vấn đề cán cân thương mại. Trong buôn bán giữa Lào Cai và Vân Nam -

Trung Quốc, hầu như Trung Quốc luôn xuất siêu còn Lào Cai luôn nhập siêu (bảng 2.17). Đành rằng nhập siêu là khó tránh khỏi đối với một tỉnh mới bắt đầu xây dựng, nhập siêu với Trung Quốc, Lào Cai dã nhập được một số vật tư, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh không chỉ cho tỉnh mà còn cho các tỉnh khác trong cả nước. Song, vấn đề đặt ra ở đây nếu chênh lệch cán cân thương mại quá lớn thì Lào Cai sẽ gặp nhiều khó khăn, bị động và trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa, kém phẩm chất của Trung Quốc.

Bảng 2.17: Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Lào Cai từ 2000 - 2004

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2000 2001 2002 2003 2004

Tổng kim ngạch XNK 132.2 209.9 254.6 290 320

Kim ngạch xuất khẩu 34.4 81.6 55.8 73.6 78

Kim ngạch nhập khẩu 97.8 128.3 198.8 216.4 242

Chênh lệch XNK 63.4 46.8 143 132.1 161

Nguồn: [41].

Thứ ba, có sự chênh lệch về trình độ kinh tế ngoại thương giữa Lào Cai và Vân

Nam - Trung Quốc, thể hiện qua ưu thế của tỉnh Vân Nam so với tỉnh Lào Cai về chủng loại hàng hóa XNK. Điều dễ thấy là Lào Cai xuất khẩu sang Vân Nam - Trung Quốc nhiều nguyên liệu, nông sản thô, còn Trung Quốc xuất khẩu sang Lào Cai nhiều hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ. Tuy nhiên, về nhập khẩu chúng ta không thể phủ nhận tác dụng tích cực của hàng nhập khẩu trong việc bù đắp sự thiếu hụt hàng tiêu dùng cho người dân Việt Nam từ trước tới nay, cũng như tác dụng thúc đẩy nhiều ngành sản xuất trong nước phải vươn lên để tồn tại và phát triển. Do đó, tỉnh Lào Cai nói riêng, nước ta nói chung cần đẩy mạnh phát triển hàng chế biến, nếu không hiệu quả sẽ thấp, mức tích lũy không cao, ít đóng góp cho việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Thứ tư, nạn buôn lậu là vấn đề nhức nhối nhất trong quá trình phát triển khu KTCK Lào Cai. Hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi, đa dạng, trên khắp các loại địa hình đường chính, đường mòn, đường rừng, bất kể ngày đêm và bằng mọi phương thức, thủ đoạn như: xé nhỏ hàng, giấu lẫn vào các mặt hàng khác rồi đi qua cửa khẩu một cách công khai. Cách thức này, tuy mang được ít nhưng nhiều cư dân biên giới vẫn lén lút thực hiện, khi bị thu giữ nói là mua về dùng. Đấu tranh với thủ đoạn này rất khó khăn, bởi vì nếu mở kiểm tra tất cả hàng ngàn chuyến xe thồ qua cửa khẩu sẽ dẫn đến tình trạng ách tắc. Các đối tượng cũng lợi dụng điều này để tập trung thành đoàn xe ồ ạt đi qua

nhằm trốn thuế, mang hàng lậu; dùng thuyền, mảng, phao cao su lợi dụng đêm tối vận chuyển hàng qua sông ở hai bên cánh gà cửa khẩu. Bất chấp những cảnh báo về nguy cơ lây lan dịch bệnh, các sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc nhập lậu qua khu KTCK Lào Cai ngày càng gia tăng. Từ đầu tháng 12 năm 2004 số lượng sản phẩm động vật thu giữ trong mỗi vụ mang hàng lậu bị phát hiện đã tăng lên. Chỉ tính ở đường đi công khai là cửa khẩu quốc tế Lào Cai, lực lượng kiểm dịch động vật phát hiện 11 vụ mang hàng lậu, thu giữ 165.000 quả trứng gà, 126 kg phủ tạng, thịt bò, ngan, vịt... Số lượng hàng tim lợn, trứng gà lợi dụng đêm tối vượt sông qua biên giới còn lớn hơn rất nhiều. Tính chung cả tháng 12 năm 2004, lực lượng quản lý thị trường Lào Cai kiểm tra trong nội địa đã thu giữ 18.000 quả trứng gà nhập lậu, riêng đêm 21-12-2004 đã thu giữ trên 100 kg tim lợn vừa vượt sông cập bến tại phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai. Thời gian gần đây, hàng động vật Trung Quốc lại có thêm lợn giống và dê. Điều nguy hại của các sản phẩm nhập lậu là không những ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi mà còn nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Những quả tim lợn được tẩm ướp bằng hóa chất nên vận chuyển lăn lóc trong bao tải nhiều ngày mà vẫn đỏ tươi, kiểm tra số gà nhập trên địa bàn khu KTCK kết quả 52/58 mẫu mang virút cúm H5N1.

Thứ năm, còn có thể thấy về mặt khách quan, thực tế việc buôn bán diễn ra giữa

hai nước Việt - Trung, đồng thời giữa hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam được diễn ra trong nền kinh tế thị trường. Mà đã theo cơ chế thị trường thị tính chất cạnh tranh để thu được lợi nhuận tối đa là tất yếu "Thương trường là chiến trường". Thêm vào đó, hai bên lại đang ở thời kỳ đầu của cơ chế thị trường, nên sự cạnh tranh phần lớn là thiếu lành mạnh, nhiều thương nhân vì lợi nhuận sẵn sàng có hành vi chộp giật, lừa đảo, không nghĩ đến làm ăn lâu dài. Mặt khác, giữa hai đối tác Việt Nam và Trung Quốc "vênh nhau về nhiều mặt". Trung Quốc có nhiều ưu thế hơn Việt Nam như đã đi vào cơ chế thị trường trước Việt Nam 10 năm, có kinh nghiệm buôn bán với nhiều đối tác khác trên thế giới. Trung Quốc lại là nước lớn, tiềm lực mạnh, chi viện tích cực cho Vân Nam, do đó cơ sở hạ tầng và các điều kiện vật chất của cửa khẩu Hà Khẩu - Vân Nam (Trung Quốc) hơn hẳn cửa khẩu Lào Cai - Việt Nam. Đó cũng là lý do tại sao các thương nhân địa phương cứ phải sang Trung Quốc giao nhận hàng vì Việt Nam chưa có bến bãi kho tàng đủ chất lượng... Về tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức quản lý, chính sách mậu dịch của hai bên cũng có sự khác nhau. Việt Nam coi trọng buôn bán chính ngạch, còn Trung Quốc coi trọng buôn bán tiểu ngạch. Một thực tế nữa là, giá thành hàng hóa của Trung Quốc thấp hơn so với nước ta rất nhiều, nhất là hàng vải vóc, quần áo, hàng điện tử... Theo đánh giá tại cuộc hội thảo về chống buôn lậu do Bộ Thương mại tổ chức tại Đà Nẵng tháng 8-1999, riêng mặt hàng vải lậu mỗi năm trị giá khoảng 300 - 320 tỷ đồng. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm tiêu thụ khoảng 6 triệu áo sơ mi, quần Jean, quần kaki các loại, trị giá khoảng hơn 300 tỷ đồng. Tất cả những hàng nhập lậu trên đều được đi qua các khu vực có đường biên giới chung với

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 69 - 79)