Kết quả thu nộp ngân sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 52 - 55)

Thực tế hiện nay, thuế XNK có xu hướng giảm dần từ năm 2004 đến hết năm 2008, năm 2009 trở đi sẽ ổn định ở mức thấp. Thuế VAT hàng nhập khẩu sẽ tăng đều qua các năm theo tốc độ tăng trưởng của kinh doanh XNK mậu dịch qua cửa khẩu, các khoản thu thuế, phí nội địa 2001- 2005 tăng mạnh, bình quân từ năm 2001- 2005 đạt 29%. Những chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến mức thu ngân sách hàng năm của khu vực KTCK. Tuy nhiên, tổng số thu nộp ngân sách trên địa bàn khu KTCK Lào Cai vẫn tăng mạnh qua các năm: năm 2004 đạt 342,5 tỷ đồng, bằng 183,76% năm 2000; Dự ước năm 2005 đạt 373 tỷ đồng, tăng 209% năm 2000. Bình quân thời kỳ 2001-2005 tăng 24,84%/năm, vượt so với mức cao nhất mục tiêu đề án đưa ra là 15% - 20%.

Bảng 2.3: Thu ngân sách khu KTCK Lào Cai giai đoạn 2001-2005-2010

Chỉ tiêu đánh giá Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Dự kiến 2005 Dự kiến 2010 Thu ngân sách tại khu KTCK 120,750 185,425 263,890 356,814 342,500 373,000 800,000 Thuế nhập khẩu 58,102 74,629 112,707 112,994 100,000 70,000 20,000 Thuế VAT hàng nhập khẩu 43,898 72,390 100,447 119,655 105,000 148,000 500,000

Thu phí nội địa 18,750 38,406 50,736 124,215 137,500 155,000 280,000

Nguồn: [57].

Như vậy, từ năm 2001 đến 2005 khu KTCK Lào Cai đã có bước phát triển mới: Công tác quy hoạch cơ bản thực hiện xong, đầu tư tương đối hoàn thiện các dự án hạ tầng quan trọng trong khu KTCK; hoạt động đối ngoại và xúc tiến thương mại không ngừng phát triển; hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý; thu ngân sách trên địa bàn khu KTCK đạt gần 400 tỷ đồng/ năm, tăng bình quân hàng năm tới 24,84%, vượt mục tiêu đề án... Những kết quả đó đã được Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đánh giá cao, từ đó xác định khu KTCK Lào Cai có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và sẽ được tập trung xây dựng thành khu KTCK lớn, hiện đại phục vụ yêu cầu XNK hàng hóa cũng như nhu cầu vận tải quá cảnh của Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Những kết quả này do nhiều nguyên nhân:

- Tỉnh đã phát huy được lợi thế của mình, đồng thời xác định được vai trò quan trọng của khu KTCK Lào Cai trong quan hệ giao lưu kinh tế - thương mại giữa Việt Nam, các nước trong khu vực với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

- Đề án phát triển khu KTCK là chương trình quan trọng được tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo, UBND triển khai thực hiện có hiệu quả, sát nội dung đề án.

- Chương trình phát triển khu KTCK Lào Cai là chương trình có lợi thế, chủ động về nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Nguồn thu trên địa bàn được Chính phủ cho phép để lại đầu tư kết cấu hạ tầng khu KTCK đến hết năm 2003 là một nguồn thu quan trọng làm thay đổi bộ mặt khu KTCK và là nguồn đối ứng để thu hút đầu tư trong nước, ngoài nước vào khu KTCK.

- Các ngành quản lý cửa khẩu phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý khu KTCK, tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt động kinh tế - thương mại qua cửa khẩu. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, tồn tại sau:

- Kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động XNK qua cửa khẩu còn nhiều hạn chế. Đường sắt Lào Cai - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng không đáp ứng đủ nhu cầu vận tải, đường bộ không đủ tiêu chuẩn cho xe tải hạng nặng và công-ten-nơ lưu hành, tiến độ nâng cấp chậm. Kết cấu hạ tầng kho bãi, dịch vụ khu vực KTCK đầu tư chưa nhanh so với tốc độ phát triển của hoạt động XNK qua cửa khẩu. Các dịch vụ thông tin liên lạc, tư vấn thương mại, thủ tục hàng hóa, xếp dỡ còn thiếu và yếu.

- Do đặc thù của khu KTCK Lào Cai vừa nằm trên địa bàn đô thị tỉnh lỵ, vừa phân tán, đan xen trên địa bàn huyện biên giới, vì vậy công tác quản lý mới chỉ quản lý được nội dung hoạt động của đề án không thể bao trùm hết phạm vi quản lý đề án. Hoạt động của Ban quản lý khu KTCK mới chỉ đáp ứng được nhiệm vụ quản lý cửa khẩu và mới chỉ thực sự có hiệu quả nhất tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tại các lối mở còn rất nhiều hạn chế.

- Mặc dù đã cải cách thủ tục, trình tự đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, song các dự án đầu tư vẫn triển khai chậm, chủ yếu dừng ở bước đăng ký đầu tư. Các dự án phê duyệt phần lớn là quy mô nhỏ, chủ đầu tư có nguồn tài chính hạn chế, thường mới chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn mà

chưa chú trọng đến các lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 52 - 55)