Các quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 93 - 97)

* Phát triển khu KTCK Lào Cai phải là một chủ trương chiến lược lâu dài, đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Nước ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quan điểm này đòi hỏi việc phát triển khu KTCK Lào Cai trong

nhiệm vụ phát triển chung vừa phải thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa có tác động tích cực tới phát triển xã hội. Đó cũng là cơ sở để nước ta thực hiện tính định hướng XHCN. Muốn làm được điều này, trong quá trình phát triển khu KTCK Lào Cai phải biết khai thác, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh, đồng thời tận dụng tối đa thế mạnh của tỉnh bạn, nhằm thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa của tỉnh cũng như của đất nước. Quá trình phát triển khu KTCK phải làm thay đổi bộ mặt xã hội, trước hết là của tỉnh Lào Cai như: nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo; chống khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sinh thái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trong khu vực KTCK.

Việc đề cao tính hiệu quả trong phát triển khu KTCK Lào Cai không chỉ ngăn ngừa việc mở rộng tràn lan không có mục đích, trọng tâm rõ ràng, chạy theo lợi nhuận thuần túy, cục bộ làm thiệt hại đến lợi ích chung mà còn được tổng hợp cả kinh tế và xã hội. Kinh tế phát triển đòi hỏi phải nâng cao dân trí nhằm đào tạo được nhiều cán bộ am hiểu kinh tế thị trường, thích ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó cần quan tâm và tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh thích nghi dần với cơ chế thị trường, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo quá mức. Như vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên nhằm xây dựng tỉnh Lào Cai có tăng trưởng kinh tế bền vững.

* Phát triển khu KTCK Lào Cai phải có sự tham gia của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của Nhà nước

Do tầm quan trọng về vai trò, vị trí của khu KTCK Lào Cai, nên việc phát triển của nó không chỉ là nhiệm vụ của riêng tỉnh, từng thành phần kinh tế mà đòi hỏi mọi thành phần kinh tế đều phải tham gia, mọi địa phương cùng góp sức. Sự phát triển khu KTCK Lào Cai nếu được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch, phát huy những kết quả tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh, sẽ góp một phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo đúng mục tiêu đã định. Điều này chỉ đạt được khi mô

hình kinh tế này được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành quản lý của Nhà nước.

Khu KTCK là mô hình kinh tế mới cho phép huy động mọi tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. Thông qua chức năng của khu KTCK về phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần có cơ chế, phương thức quản lý thích hợp để khuyến khích được dân cư, các thành phần kinh tế tham gia một cách có kế hoạch, có tổ chức nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng đối tượng. Đồng thời, có biện pháp ngăn chặn tình trạng vô tổ chức, vô chính phủ, tranh mua tranh bán, đầu cơ, nâng giá, ép giá gây lũng đoạn thị trường để kiếm lợi cá nhân, tạo ra môi trường không lành mạnh cho buôn lậu, gian lận thương mại hoặc mất trật tự an ninh xã hội. Đặc biệt, cần có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào khu KTCK.

* Phát triển khu KTCK Lào Cai phải đảm bảo giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, tình hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời phải đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia

Đây là quan điểm cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng, phát triển khu KTCK Lào Cai. Xét về mục đích, việc phát triển khu KTCK Lào Cai không chỉ nhằm khai thác những lợi thế, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, mà còn là cơ sở phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa giữa khu vực dân cư hai tỉnh nói riêng, hai dân tộc Việt - Trung nói chung. Hơn nữa, từ trước đến nay không chỉ riêng nước ta mà các nước trên thế giới có đường biên giới chung cũng đều rất coi trọng vấn đề lựa chọn những hình thức hợp tác phù hợp để vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa đảm bảo giữ gìn tình hữu nghị cũng như an ninh - quốc phòng biên giới. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các cửa khẩu, đường biên giới quốc gia thường là nhưng nơi phức tạp cả trong thời bình và thời chiến. Trong thời bình, nhiều khu vực cửa khẩu thường là nơi bọn tội phạm, buôn lậu lợi dụng để ẩn náu, là trạm trung chuyển hoạt động nội địa và xuyên quốc gia, do vậy, phải được quản lý chặt chẽ. Trong thời chiến, tính chất phức tạp về chủ quyền an ninh quốc gia tại các cửa khẩu, đường biên giới còn ở mức cao

hơn. Thực tế cũng cho thấy, không phải bất cứ khu vực cửa khẩu biên giới nào cũng có thể phát triển thành khu KTCK. Vì vậy, các cửa khẩu, đường biên giới thường nằm trong quy hoạch về quốc phòng - an ninh trong chiến lược phòng thủ chung của một quốc gia. Và trong phát triển khu KTCK không phải chỉ coi trọng khía cạnh kinh tế thuần túy mà phải quan tâm đúng mức tới an ninh - quốc phòng vùng biên giới Lào Cai và chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng khu KTCK cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa chính trị, địa kinh tế của Lào Cai, căn cứ vào việc xây dựng, củng cố an ninh - quốc phòng trong mọi tình huống nhằm tạo ra môi trường trật tự, an toàn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và dân cư sinh sống trên địa bàn.

* Phát triển khu KTCK Lào Cai phải theo hướng tự do hóa phù hợp với các cam kết khu vực và lộ trình hội nhập của đất nước

Phát triển khu KTCK Lào Cai phải định hướng đến xu thế tự do hóa. Những Hiệp định thương mại tự do quốc tế và khu vực mà chúng ta cam kết thực hiện đã quy định rõ hướng đi này cho thương mại nước ta nói chung, thương mại của tỉnh Lào Cai nói riêng. Tự do hóa tạo ra những cơ hội cùng những thách thức, con đường này thật khó khăn nhưng là cơ bản và lâu dài. Thời gian thực hiện các cam kết càng đến gần, sức ép mở cửa thị trường nội địa càng mạnh. điều đó liên quan trước hết đến những Hiệp định lớn nước ta đã ký kết như CEPT/ AFTA, EHP/ ACFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và sắp đến là cam kết theo WTO. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề hiệu ứng của quan hệ nhân quả, có đi có lại, các đối tác của nhau sẽ cùng cắt giảm thuế quan trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi theo hướng đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại.

Theo những cam kết về CEPT/ AFTA, năm 2003 là năm cuối cùng Việt Nam chuyển các mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ tạm thời vào danh mục cắt giảm với mức thuế xuất bắt đầu đưa vào cắt giảm phải ít hơn hoặc bằng 20%, đồng thời loại bỏ các hạn chế về mặt định lượng hạn ngạch xuất nhập khẩu. Mà trước khi đưa vào cắt giảm, một số nhóm mặt hàng của nước ta được bảo hộ với mức thuế xuất cao, khoảng 30 - 50%, có loại được bảo hộ đến 80% (thiết bị vệ sinh, một số phương tiện vận tải). Nhưng một khi Việt Nam cắt giảm nhanh hàng rào thuế quan nhập khẩu thì một cách tương ứng các nước khác

cũng cắt giảm nhanh thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Cụ thể như Thái Lan đã tuyên bố dành ưu đãi thuế quan cho 19 mặt hàng nhập từ Việt Nam với mức thuế thấp hơn 5% so mức thuế CEPT, Malaisia cũng tuyên bố dành ưu đãi thuế quan cho 172 mặt hàng của nước ta. Đối với chương trình thu hoạch sớm của ACFTA, thuế quan và các hàng rào phi thuế quan về sản phẩm nông nghiệp cũng được cắt giảm nhanh chóng xuống 0%. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nước ASEAN tiếp cận, thâm nhập thị trường rộng lớn của Trung Quốc về nông, lâm, thủy hải sản, đặc biệt là các nước như Thái Lan, Việt Nam [32, tr. 325].

Để thấy rõ hơn định hướng tự do hóa mà thương mại Việt Nam đang thực hiện, có thể nêu thêm khía cạnh so sánh sau đây. Như đã biết, hiện tại, Việt Nam đang đàm phán tích cực với các đối tác hữu quan để gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Nếu lấy Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) làm ví dụ, thì đến nay đã thực hiện được 3 năm so với những yêu cầu của WTO, nhưng đó vẫn là khoảng cách thấp về mặt cam kết. Riêng về thuế, trong BTA nước ta chỉ cam kết với thời hạn 3 - 6 năm giảm thuế 224 mặt hàng và giữ nguyên mức thuế hiện hành của 20 mặt hàng. Như vậy, với tổng số 6.332 dòng thuế của biểu thuế, chúng ta mới chỉ xử lý được 3,8%. Trong khi đó, để gia nhập WTO, Trung Quốc đã điều chỉnh theo hướng giảm mạnh toàn bộ 7.000 dòng thuế của mình. Qua đó có thể thấy sự tụt hậu của nước ta so với Trung Quốc [32, tr. 326].

Khu KTCK Lào Cai nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của hành lang kinh tế này, cho nên nó cũng có quan hệ hữu cơ, là bộ phận không thể tách rời hoạt động của ACFTA và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 93 - 97)