Sự thay đổi mức sống dân cư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 81 - 84)

Việc mở cửa buôn bán với Trung Quốc đã biến khu KTCK Lào Cai thành một trong những nơi thuận tiện nhất và sôi động nhất cho thương mại quốc tế vùng biên, tạo cho dân cư trong tỉnh có nhiều cơ hội làm giàu một cách nhanh chóng, các nhu cầu của họ cũng dễ dàng được đáp ứng. Đại đa số nhân dân cả nông thôn và thành thị, đặc biệt ở thành thị, nhà cửa được xây dựng với tốc độ cao, trang thiết bị trong gia đình hiện đại, đắt tiền... Theo đánh giá của những gia đình được điều tra mẫu thì 69% số hộ tự đánh giá là mức sống khá hơn khi hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai, 10% cho rằng đời

sống của họ giảm sút hơn, 21% cho rằng mức sống của họ không thay đổi. Từ đó có thể nói rằng, việc phát triển khu KTCK Lào Cai được đa số người dân đánh giá là có tác dụng tốt đối với mức sống của họ.

Để dễ dàng hình dung một phần thay đổi mức sống của người dân tỉnh Lào Cai, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2001 - 2005.

Bảng 2.18: Thu nhập bình quân đầu người thời kỳ 2001 - 2005

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 2.49 2.68 3.02 3.56 4.26 5.0 Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người

(%) - 7,63 12,6 17,8 19,6 17,3 Nguồn: [61]. 2.03 2.55 3.1 3.9 5 6.2 0 1 2 3 4 5 6 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Số máy ĐT/100 dân

Biểu đồ 2.5: Số máy điện thoại /100 dân tỉnh Lào Cai

Một chỉ tiêu khác quan trọng phản ánh sự tác động của khu KTCK Lào Cai đến sự thanh đổi mức sống dân cư đó là xóa đói giảm nghèo và kết quả giải quyết việc làm. Chúng ta đều biết, mở cửa làm cho mức sống trung bình của dân cư trong vùng tăng lên, song nó cũng làm cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn rơi vào nghèo đói. Vì thời kì đầu mở cửa biên giới, việc xóa đói giảm nghèo chưa trở thành bức xúc, khi đó trong một xã hội khó khăn dường như ai cũng khó khăn như nhau, so sánh tương đối không chênh lệch nhiều. Từ khi Lào Cai đẩy mạnh khu KTCK thì vấn đề giàu nghèo càng trở nên cách biệt. Đây cũng là một tất yếu trong nền kinh tế thị trường và lúc này xóa đói giảm nghèo trở thành một vấn đề xã hội cấp bách. Giai đoạn 2001- 2005, công tác xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, thu nhập. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh qua các năm, cuối năm 2004 toàn tỉnh còn 10.228 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,94% tổng số hộ. Năm 2005 ước tỷ lệ hộ nghèo còn 6,94% vượt xã mục tiêu là 15%, bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,3%/ năm vượt mục tiêu đại hội 2%, từ năm 2001 - 2005 giảm được 65% số hộ nghèo trên địa bàn. Cũng cần nói thêm rằng, nghèo đói không phải do nguyên nhân từ mở cửa biên giới hay phát triển khu KTCK, nếu so sánh mức sống của nhiều hộ nghèo đói hiện nay với hộ trung bình, thậm chí khá thời gian trước thì không thể nói là kém hơn. Nhất là mức chi dùng cho các đồ sinh hoạt trong gia đình, có nhiều vật dụng của hộ nghèo mà trước đây hộ giàu không thể có. Song, cần nhận thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu KTCK Lào Cai cũng có những tác động làm tăng sự chênh lệch giàu nghèo, làm cho hộ nghèo càng nghèo một cách tương đối. Do vậy, tính bức xúc của vấn đề nghèo đói tăng lên. Đó là dấu hiệu của sự phát triển chung. Trên thực tế, nhờ sự phát triển khu KTCK Lào Cai vấn đề xóa đói giảm nghèo được thực hiện tốt hơn, nhanh hơn. Tác động

này dẫn tới từ hai phía. Phía thứ nhất là kinh tế phát triển, ngân sách tăng lên, chính quyền có thể chi cho công tác này nhiều hơn, các ngân hàng có thể cho nhiều hộ vay vốn xóa đói giảm nghèo: năm 2004 có 14.528 hộ được vay vốn tạo việc làm trong đó hộ nghèo là 10.228; dự kiến năm 2005, tổng số 63.135 hộ được vay, hộ nghèo là 58.835. Phía thứ hai là từ nhân dân, nhờ có thu nhập tăng lên mà sự đóng góp cho ngân sách nhiều hơn và ngoài ra sự ủng hộ theo các kênh xã hội cũng phong phú hơn.

Về vấn đề giải quyết việc làm, trong những năm đầu phát triển khu KTCK Lào Cai vấn đề này không có gì bức xúc lớn, năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,04%, hệ số sử dụng thời gian lao động nông thôn là 75,27%. Tuy vậy chất lượng lao động rất thấp, tỷ lệ qua đào tạo nghề năm 2000 chỉ chiếm 6,67% tổng số lao động. Đến nay, do thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng được chuyển dịch theo hướng chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giảm từ 79,2% năm 2000 xuống còn 76,8% năm 2005, công nghiệp tăng từ 6,1% lên 7,3%, dịch vụ tăng từ 14,7% lên 15,9%. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đến năm 2005 ước có 28,912 tỷ đồng, các năm qua nguồn vốn này đã cho các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh tất cả các lĩnh vực để hỗ trợ việc làm cho trên 40.000 lượt lao động. Công tác đào tạo nghề được quan tâm và từng bước phát triển. Từ năm 2001 - 2005, có trên 36.500 lao động qua đào tạo, bình quân hàng năm có 7.300 lao động qua đào tạo nghề thuộc tất cả các lĩnh vực. Kết quả chung về việc làm trong 5 năm (2001 - 2005): đã giải quyết việc làm mới cho 56.920 lao động, bình quân 11.384 lao động/năm, vượt 42,3% so mục tiêu đề án. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 8,09% năm 2001 lên 15,5%, vượt 1,06% so với mục tiêu đề án [61].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 81 - 84)