Tác động của chính sách kinh tế đối ngoại và quan hệ Việt Nam Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 32 - 33)

hữu nghị thân thiện giữa Việt Nam - Trung Quốc

Đây là nhân tố có tính khách quan quy định sự hình thành và phát triển khu KTCK nói chung, khu KTCK Lào Cai nói riêng, không chỉ hiện nay mà cả tương lai. Một Đông Nam á hòa bình, hữu nghị và hợp tác sẽ là môi trường tốt để đẩy mạnh việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước. Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều lựa chọn con đường phát triển theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhân dân hai nước sinh sống ở khu vực biên giới từ lâu đã có quan hệ tốt đẹp, qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa tiểu ngạch thông qua cửa khẩu, đường mòn biên giới. Do đặc điểm của mô hình khu KTCK nên sự hình thành, phát triển của nó phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự ổn định chính trị, an ninh biên giới từng nước có đường biên giới chung và các nước trong khu vực. Đó cũng là một thực tế giải thích vì sao mô hình khu KTCK ở một số nước đã thực hiện rất thành công, còn ở Việt Nam mãi đến năm 1996 mới tiến hành thí điểm. Thực tiễn lịch sử Việt Nam cũng chứng minh cho ta thấy, khi quan hệ giữa hai nước lắng xuống, khu vực biên giới trở thành điểm nóng về chính trị, an ninh, an toàn xã hội thì phải đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới. Vì vậy, vấn đề chính trị không chỉ có vai trò quan trọng sống còn, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển khu KTCK, mà sau này khi quy mô của loại hình này mở rộng, các hoạt động thương mại, tạm nhập tái xuất, hoạt động dịch vụ du lịch, trao đổi thông tin, hội chợ triển lãm phát triển... thì sự liên kết không chỉ trực tiếp giữa hai quốc gia mà mang tính khu vực, tính toàn cầu. Khu KTCK sẽ thực sự là cầu nối, là kênh quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế hội nhập, mở cửa trong xu thế toàn cầu hóa [34, tr. 35].

1.2.2.3. Tác động của chính sách kinh tế đối ngoại và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Trung Quốc

Sự phát triển khu KTCK phụ thuộc trực tiếp vào chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986 đến nay, đường lối đối ngoại của chúng ta là: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước", trên nguyên tắc

bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Với những định hướng cơ bản đó, chúng ta chủ trương giữ vững thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng thị trường ra các nước, khu vực khác. Trong đó, Trung Quốc được coi là thị trường truyền thống, có nhiều tiềm năng và có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam. Việc thực thi một chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức kinh tế đối ngoại cho phép Việt Nam tìm kiếm nhiều mô hình, hình thức kinh tế đa dạng, năng động. Bên cạnh các hoạt động XNK, hợp tác, đầu tư nước ngoài, dịch vụ, du lịch nhiều mô hình kinh tế mới ra đời cùng kết hợp, đan xen vào nhau như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu KTCK đã mang lại nhiều kết quả, tận dụng được mọi ưu điểm của các hình thức kinh tế đối ngoại trên. Điều quan trọng hơn, với chính sách đối ngoại rộng mở đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta chuyển động theo xu hướng hội nhập, mở cửa nhiều hơn với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay được coi là tiền đề tốt hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các khu KTCK nói chung, khu KTCK Lào Cai nói riêng.

Mặt khác, sự phát triển khu KTCK còn phụ thuộc vào quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Đến giữa năm 2000, hai nước đã ký kết trên 20 văn bản thỏa thuận: Hiệp định thương mại, Hiệp định biên mậu, Hiệp định về hợp tác kinh tế... Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bán qua biên giới với Trung Quốc như: Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Trung; các văn bản pháp lý cho phép bốn tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng thực hiện một số chính sách thí điểm tại khu KTCK. Nhờ những nỗ lực của hai Nhà nước, quan hệ kinh tế Việt - Trung không ngừng phát triển, tập trung ở ba lĩnh vực thương mại, đầu tư, và hợp tác phát triển: năm 2004, tổng buôn bán hai chiều Việt - Trung lên tới trên 7 tỉ USD; mục tiêu đến 2010 là 10 tỉ USD. Rõ ràng, đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là điều kiện thực tế để việc hình thành và phát triển khu KTCK có những điều kiện mở rộng, từng bước đi lên trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 32 - 33)