Nhân tố tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 29 - 32)

Cho đến nay, Chính phủ đã phê duyệt, cho phép xây dựng, phát triển bốn khu KTCK biên giới phía Bắc Việt Nam, gồm: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai. Khu KTCK được hình thành đầu tiên là ở Móng Cái (Quảng Ninh).

Bảng 1.1: Các vùng địa lý biên giới phía Bắc Việt Nam được phát triển khu KTCK

TT Khu vực

cửa khẩu

Phạm vi hành chính các địa phương thuộc khu KTCK của Việt Nam

Cửa khẩu phía Trung Quốc

1 Móng Cái

(Quảng Ninh)

- Thị xã Móng Cái

- Các xã: Hải Xuân, Hải Hòa, Bình Ngọc, Trà Cổ, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Yến, Hải Đông, Hải Tiến, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực

- Đông Hưng-Quảng Tây

2 Lạng Sơn

- Cửa khẩu Đồng Đăng (Đường sắt). - Cửa khẩu Hữu Nghị (đường bộ, gồm

thị trấn Đồng Đăng, Bảo Lâm - huyện Cao Lộc).

- Cửa Khẩu Tân Thanh, gồm: xã Tân Thanh, Tân Mỹ- huyện Văn Lãng

- Hữu Nghị Quan tỉnh Quảng Tây - Pò Chài

3 Cao Bằng

- Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, xã Tà Lùng, huyện Quảng Hà.

- Cửa khẩu Hùng Quốc, xã Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh.

- Cửa khẩu Sóc Giang, xã Sóc Giang, huyện Quảng Hà.

- Thủy Khẩu

- Long Bảng-Quảng Tây

4 Lào Cai

- Cửa khẩu quốc tế Lào Cai gồm: phường Lào Cai, Phố Mới, Cốc Lếu, Duyên Hải; xã Vạn Hòa, thôn Lục Cẩu, xã Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), thôn Na Mo xã Bản Phiệt - huyện Bảo Thắng.

- Cửa khẩu Mường Khương gồm toàn bộ xã Mường Khương.

- Hà Khẩu - Vân Nam

- Kiều Dâu - Vân Nam

Nguồn: [34].

Việc lựa chọn xây dựng các khu KTCK trước hết căn cứ vào điều kiện tự nhiên - xã hội, đó phải là nơi có những thuận lợi về vị trí địa lý, phù hợp với giao lưu kinh tế - thương mại biên giới. Là cầu nối giữa kinh tế trong nước với bên ngoài. Về vị trí địa lý, hầu hết sáu tỉnh biên giới phía Bắc đều có địa hình núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nhưng các cửa khẩu lại ở những nơi có địa hình tương đối thuận lợi. Các khu KTCK thường nằm ở các thị trấn, thị tứ và các đầu mối giao thông như quốc lộ 1A dài 168 km từ Hà Nội đến Hữu Nghị, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dài 163 km., đường sắt Côn Minh - Lào Cai... Đây được coi là những yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của khu KTCK. Bởi vì, do đặc điểm của nó, hoạt động thương mại - dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển khu KTCK. Muốn vậy, phải có nguồn hàng hóa, dịch vụ từ nội địa được vận chuyển đến để trao đổi qua cửa khẩu biên giới, đồng thời phải có hệ thống giao thông thuận lợi để đưa hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào trong nước. Vì thế, yếu tố địa lý là rất quan trọng.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt, 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập vào tháng 10 năm 1991 (tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn), có diện tích là

6.357,08 km2. Đặc biệt, Lào Cai có 203,5 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam

Trung Quốc trong đó, 144,3 km là đường sông suối và 59,2 km là đất liền. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang,

phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Địa hình Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ đồi núi thấp, độ cao thay đổi từ 80 m tới trên 3.000 m so với mực nước biển, điển hình là đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m (cao nhất Đông Dương). Điều kiện đặc trưng tự nhiên đã tạo cho Lào Cai một môi trường thiên nhiên phong phú, đa dạng, khí hậu ôn đới, cận ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Lào Cai còn có tiềm năng to lớn cho phát triển ngành du lịch, thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương... Trong đó Sa Pa là khu du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế. Hơn thế nữa, tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, một trong bốn tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, hàng năm có tới 2,5 triệu lượt khách quốc tế. Đa số khách đến Vân Nam đều muốn sang du lịch Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai và ngược lại.

Tất cả những điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Lào Cai cho thấy rất thích hợp cho việc xây dựng và phát triển mô hình khu KTCK.

Bên cạnh đó, các vấn đề về xã hội, trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển khu KTCK. tính đến năm 2004, Lào Cai có dân số là 600.000 người, thành thị 19%, nông thôn 81%. Toàn tỉnh có 25 dân tộc: dân tộc kinh chiếm 35,91%; dân tộc thiểu số chiếm 64,09%. Về đơn vị hành chính, Lào Cai có một thành phố (thành phố Lào Cai), 8 huyện (Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Simacai, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng) và 164 xã, phường, thị trấn, trong đó 125 xã vùng cao, 26 xã biên giới. Nhìn tổng thể, Lào Cai vẫn là khu vực khó khăn, dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ lao động giản đơn, không qua đào tạo nên năng suất lao động thấp. Tuy cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn so với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc khác nhưng vẫn còn lạc hậu và mất cân đối: năm 1995, nông - lâm nghiệp 51%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 27%; dịch vụ 22%. Do đời sống thấp kém nên nhiều xã, huyện chưa kiểm soát được bệnh tật: năm 1995, bướu cổ là 30,7%; sốt rét 3,53 %... Đây chính là những khó khăn cho việc giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới, trong đó có việc hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)