- Khu KTCK Móng Cái - Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định 675/TTg, ngày 18-9-1996 của Thủ tướng Chính phủ trên một diện tích đất bao gồm thị trấn Móng Cái và 11 xã thuộc tỉnh Quảng Ninh, với mục đích hình thành một khu vực thí điểm áp dụng một số chính sách ưu tiên phát triển thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp theo luật pháp Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chủ trương xây dựng khu KTCK ở đây được sự chuẩn bị rất đồng bộ từ định hướng chung của tỉnh Quảng Ninh cũng như những nội dung cụ thể của các chính sách ưu tiên thí điểm. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của tỉnh rất chú trọng đến phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, đưa ra kế hoạch cụ thể để khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc và trong quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc. Quy hoạch xác định rõ: Sớm hình thành hai trung tâm thương mại lớn ở Hạ Long, Móng Cái; khu vực Móng Cái phải được phát triển thành khu KTCK quan trọng... Phấn đấu đến năm 2010, tỉnh có thể thu hút từ 1,2 đến 1,3 triệu khách du lịch quốc tế. Quá trình hình thành và phát triển khu KTCK Móng Cái đã thúc đẩy mạnh việc đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng cho thị trấn. Theo báo cáo tổng kết hai năm của ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Quyết định 675/TTg, đã có 56 dự án phát triển khu KTCK Móng Cái với tổng số vốn trên 201 tỉ đồng, chủ yếu đầu tư vào các ngành giao thông vận tải, điện, cấp thoát nước, và các công trình phúc lợi khác. Những thay đổi về kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sách đã đưa Móng Cái trở thành khu vực phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét. Năm 1998, thương mại - dịch vụ chiếm 78% GDP của huyện so với năm 1989 là 48%. Tỉ lệ nghèo đói giảm từ 17% xuống còn 14% vào năm 1998. Chỉ tính sau hai năm thực hiện chính sách thí điểm từ 1996 đến 1998, GDP bình quân đầu người tăng từ 360 USD lên 420 USD.
- Khu KTCK Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định 748/TTg, ngày 11-9- 1997 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các cửa khẩu Đồng Đăng (đường sắt), Hữu Nghị (đường bộ), Tân Thanh và một số khu vực địa lý khác (xem bảng 1.1). Mặc dù thời gian quyết định xây dựng khu KTCK ở Lạng Sơn đúng vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng các hoạt động kinh tế - thương mại vẫn phát triển. Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng được coi trọng, đến năm 2000 đã có 54 dự án được phê duyệt với tổng số vốn đầu tư là 292.201 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư một số dự án đảm bảo an ninh - quốc phòng khu vực, dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng... nhằm phát triển toàn diện kinh tế với an ninh quốc phòng biên giới. Những thay đổi nhanh chóng về kết cấu hạ tầng cho khu vực KTCK nói riêng và thị xã Lạng Sơn nói chung là do có chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong việc đầu tư hàng năm từ năm 1997 - 2000), không dưới 50% tổng thu ngân sách trên một năm của khu vực Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh. Theo Báo cáo số 11 BCĐ/BC của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 748 Lạng Sơn, ngày 9-1-2000, kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án là 84 tỉ đồng nhằm xây dựng cơ bản các công trình chuyển tiếp 24 dự án, khởi công mới 11 dự án. Đồng thời, đề nghị với Trung ương cho phép để lại ngân sách địa phương (theo Quyết định 748/TTg) 70% gồm cả thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; cửa khẩu có số thu dưới 20 tỉ đồng/ năm thì để lại 100%. Do vậy, quy mô và tốc độ xây dựng tăng dần qua các năm, các hoạt động kinh tế - thương mại cũng được phát triển, mở rộng. Tính đến tháng 12 năm 1998, số khách xuất nhập cảnh qua khu vực là 622.160 lượt người, tăng 13,7% so với năm 1997. Với những nỗ lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, năm 1998 kim ngạch XNK qua khu KTCK Lạng Sơn đạt trên 3500 tỉ đồng, chiếm 97,2 % kim ngạch XNK toàn tỉnh, đem về cho ngân sách nguồn thu hơn 154 tỉ đồng, bằng 108% so với số dự toán. Những kết quả bước đầu sau một thời gian thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù tại khu KTCK Lạng Sơn, đã cho thấy triển vọng tốt đẹp của mô hình kinh tế này trong thời gian tới.
Nhìn chung, qua nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển khu KTCK của Trung
Quốc và hai tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn ở nước ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với khu KTCK Lào Cai như sau: Sự thành công trước hết bắt nguồn từ sự nhạy cảm, đón trước xu thế phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế để từ đó có những bước đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương; quá trình hình thành, phát triển khu KTCK cần phải đặt lợi ích lâu dài, tổng thể lên lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ tránh tình trạng manh mún, phân tán hay chắp vá có lợi cho địa phương nhưng thiệt hại cho nền kinh tế; các cơ chế, chính sách thí điểm cho khu KTCK
phải đảm bảo tính linh hoạt, nhất quán, thông thoáng, đặc biệt là các chính sách về thương mại, đầu tư, đất đai, thuế quan; đồng thời cơ chế, chính sách thí điểm vừa phải đảm bảo khai thác có khoa học những lợi thế về địa lý, lao động, kỹ thuật, thu hút đầu tư để tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết khó khăn trước mắt về kinh tế, vừa phải tạo ra khung pháp lý để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại của nền kinh tế tri thức; quan tâm đúng mức cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động kinh tế - thương mại giữa hai bên...