Mở cửa biên giới diễn ra trong lúc kinh tế nước nhà gặp khó khăn, đất nước bị cấm vận về kinh tế, viện trợ từ bên ngoài không còn, sản xuất đình trệ, đồng tiền mất giá, hàng hóa tiêu dùng khan hiếm, chế độ bao cấp bị xóa bỏ nhưng thị trường chưa được hình thành, kinh tề quốc doanh thua lỗ còn kinh tế tư nhân chưa có thời gian phát triển. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Lào Cai cũng không nằm ngoài thực tế trên, do đời
sống quá khó khăn nên hầu như mọi sự chú ý đều dồn vào lĩnh vực kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục, y tế. Nhưng từ năm 1998 trở lại đây, khi đời sống kinh tế khá dần lên, những vấn đề xã hội đã được chính quyền, cán bộ và nhân dân chú trọng phát triển, cụ thể là:
Về giáo dục, tỉnh đã nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục đối với thế hệ tương lai và bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Lào Cai, giáo dục của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Quy mô giáo dục tăng nhanh đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non tốt hơn. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì và triển khai tích cực. Năm 2000 chưa có xã nào đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi, đến năm 2005 đã có 161/164 số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (tăng gấp 2 lần so với mục tiêu đề án), 77 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (vượt 28% mục tiêu đại hội). Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường tăng từ 91% năm 2000 lên 96% năm 2005. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên: tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm dần; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và khá giỏi đều tăng qua các năm. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở được tăng cường cả về quy mô, hình thức, phương pháp đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cơ sở vật hất tiếp tục được củng cố, xóa phòng học 3 ca từ năm 2001, thay thế trên 1.600 phòng học tạm bằng các phòng học kiên cố hóa.
Bảng 2.19: Số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh phổ thông thời kỳ 1995 - 2004
Năm 1995/1996 2000/2001 2001/2002 2002/2003 2003/2004
Số trường 237 306 359 346 384
Số lớp học 3.434 5.060 5.930 5.529 5.862
viên Số học sinh 93.709 150.610 156.686 157.959 142.750 Nguồn: [22]. 8 8 4 7 4 3 9 3 8 0 9 9 5 5 1 6 1 5 0 8 1 9 2 7 4 6 7 3 5 1 0 2 9 3 2 0 2 3 6 7 7 9 6 8 5 2 9 3 8 1 1 8 4 4 2 1 2 2 1 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 0 0 0 0 6 0 0 0 0 7 0 0 0 0 8 0 0 0 0 9 0 0 0 0 H ä c si n h 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 3 2 0 0 4 N ¨ m h ä c T i Óu h ä c P h æ T r u n g h ä c C S P T T H M Éu g i ¸ o
Biểu đồ 2.6: Học sinh các cấp phổ thông và mẫu giáo tỉnh Lào Cai
Y tế cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế được củng cố và nâng cấp, đến năm 2005 có 98% số xã trên địa bàn được xây dựng trạm y tế từ cấp 4 trở lên. Số giường bệnh/vạn dân, số bác sĩ/vạn dân, số cán bộ y tế/vạn dân đều tăng qua các năm: năm 2005, 100% phòng khám đa khoa khu vực có bác sĩ, tăng gấp 9 lần năm 2000; 100% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động gấp 10 lần năm 2000. Tỷ lệ mắc và chết do các dịch bệnh giảm rõ rệt qua các năm. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đạt kết quả khá, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 43% năm 2000 xuống còn 33% năm 2005. Hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế được mở rộng, công tác xã hội hóa về y tế được đẩy mạnh, các cơ sở y tế tư nhân từng bước được hình thành.
Bảng 2.20: Một số chỉ tiêu chủ yếu về y tế thời kỳ 2001 - 2005
Năm ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số giường bệnh/vạn dân Giườn
Số bác sĩ/ vạn dân Bác sĩ 4,35 4,45 4,69 4,75 5,29 5,56
Tỷ lệ xã có bác sĩ % 0 12,2 16,6 21,1 23 24
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ
sinh % 29 28 27 26 25 24
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng % 43 39,5 37,5 35,8 34,6 33
Tỷ lệ chết mẹ liên quan
đến sinh sản/100.000 % - 109 98 89 81 80
Nguồn: [61].
Ngoài ra, trong quá trình hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai thì các công tác khác như: Hoạt động công nghệ thông tin có những bước biến đổi đáng kể, xây dựng được hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cho Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh, trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và Trung tâm tin học văn phòng Tỉnh ủy. Bước đầu xây dựng hệ thống Intranet - Internet dùng chung của tỉnh, đặc biệt tỉnh Lào Cai đã xây dựng "Cổng giao tiếp Điện tử" tạo điều kiện giao tiếp giữa công quyền và nhân dân, giữa các cơ quan với nhau; quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Biên giới quốc gia được giữ vững, ổn định, kế hoạch phân giới cắm mốc được tích cực triển khai theo đúng Hiệp định tạm thời. Đến hết 6 tháng đầu năm 2005, cơ bản hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên thực địa, xác định và cắm xong 124 vị trí mốc, đạt mục tiêu Đề án.
Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực đối với vấn đề xã hội của mô hình khu KTCK thì chính những nơi buôn bán phát đạt nhất tội phạm, tệ nạn xã hội cũng gia tăng. Đây chính là nơi thu hút những phần tử cặn bã từ các nơi khác đến nhiều nhất. Trộm cắp, mại dâm, trấn lột nghiện hút, buôn bán phụ nữ và trẻ em... là những hiện tượng gây nhức nhối cho cả xã hội. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1998 - 2003 cả nước phát hiện 332 vụ, với 522 đối tượng có hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài. Đã khởi tố 310 vụ (499) đối tượng, xử lý hành chính 8 vụ (8 đối tượng). Nhưng
những trường hợp bị phát hiện và bắt giữ chỉ là phần nổi, vì theo số liệu của Tổ chức UNICEF tại Việt Nam, chỉ riêng ở Phnom Penh (Campuchia) đã có tới 6.000 phụ nữ, trẻ em Việt Nam đang làm gái mại dâm, trong tổng số 22.000 phụ nữ bị mua đi bán lại trong nước và quốc tế. Bên cạnh tình trạng phụ nữ ở biên giới Tây Nam bị đưa ra nước ngoài do bị lừa gạt, dụ dỗ thì ở biên giới phía Bắc lại xuất hiện tình trạng chị em phụ nữ tình nguyện vượt biên sang Trung Quốc để kết hôn. Họ bị lừa gạt, dụ dỗ, "tung hỏa mù" về một viễn cảnh tốt đẹp nơi xứ người, nên nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn đã bỏ nhà đi để "đổi đời", nhưng khi tới nước bạn cuộc sống lam lũ không khác gì ở Việt Nam. Hơn thế, do bất đồng ngôn ngữ, phong tục, lại với vị thế bỏ quê hương ra đi nên họ thường bị phân biệt đối xử, ngược đãi, thậm chí rơi vào tay những kẻ buôn người. Chỉ riêng tỉnh Lào Cai từ năm 1991 - 2003 có 1.137 phụ nữ đi khỏi địa phương không rõ lý do, trong đó có gần 700 trường hợp tự nguyện sang Trung Quốc lấy chồng, 79 trường hợp quay trở về mang theo con nhỏ...
Một điều đáng lo ngại nhất là tệ nạn mại dâm. Có thể nói, tệ nạn này xuất hiện ngay lập tức với mở cửa biên giới, và ngày càng dễ dàng phát triển cùng với sự phát triển của khu KTCK Lào Cai. Lúc đầu chỉ là lẻ tẻ do du nhập ở nơi khác đến, diễn ra không thường xuyên, nhưng sau đó được tổ chức một cách phi pháp, có địa điểm cố định, có người tổ chức, có bảo kê... Đáng chú ý là, đã từ lâu cư dân vùng giáp biên Lào Cai - Vân Nam biết đến khu tầng 2, 3 "chợ Việt Nam" nằm trên địa phận thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc). Đây là nơi tập trung hoạt động mại dâm, trước đã nhộn nhịp nay càng náo nhiệt, quy mô hơn. Hầu hết các cô gái đến từ những vùng nông thôn ngay trong tỉnh Lào Cai, phần còn lại thì tứ xứ giang hồ. Cũng có người bị xô đẩy, cũng có người tìm đến một cách tự nguyện. Đối tượng khách hàng thường là người Việt, người Trung Quốc, cả người địa phương lẫn người ở xa đến, đủ mọi lứa tuổi, thành phần (có cả học sinh lớp 9, 10). Vì thực ra, người Việt Nam muốn xuất ngoại một chuyến ở vùng biên giới Tây Bắc không hề khó khăn, chỉ cần làm giấy thông hành đi theo đường cầu Hồ Kiều hoặc có thể đi đường tiểu ngạch (đi đò chui qua sông Hồng, sông Nậm Thi) chỉ mất 30.000 - 50.000 đồng/người.
Có thể thấy rằng, đồng thời với tác động vào lĩnh vực kinh tế, sự phát triển khu KTCK Lào Cai cũng tác động mạnh đến tình hình xã hội trên địa bàn tỉnh. Tác động tích cực dễ thấy là quá trình đô thị hóa nhanh, mức sống của dân cư được tăng lên, giáo dục, y tế ngày càng tiến bộ. Mặt khác, sự phát triển khu KTCK Lào Cai cũng là môi trường cho các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm có chiều hướng gia tăng. Chúng ta không thể nói sự phát triển mô hình kinh tế này sản sinh ra các tệ nạn xã hội nói trên, vì chúng đã phát sinh, tồn tại ngấm ngầm từ rất lâu, và chỉ khi kinh tế bắt đầu phát triển mới tạo điều kiện cho cái xấu tăng nhanh hơn, một khi xã hội chưa kịp chế ngự nó.
kết luận chương 2
Sự hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai đã có những tác động đến kinh tế - xã hội của tỉnh trên nhiều lĩnh vực, có thể chỉ ra ở một số thành công chính như sau:
Sự phát triển khu KTCK Lào Cai đã thúc đẩy kinh tế địa phương tiến bộ rõ rệt. Nhờ những cơ chế, chính sách thí điểm đã phát huy tác dụng nên làm cho hoạt động kinh tế - thương mại sôi động hơn, trực tiếp tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh tế của địa phương, cũng như tác động đến sản xuất cả nước phát triển. Cơ cấu kinh tế của tỉnh được chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm đáng kể tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng nhờ đó mà biến đổi theo, kinh tế nhà nước không ngừng được củng cố, hỗ trợ, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Sự phát triển khu KTCK Lào Cai đã có tác động lan tỏa, dần từng bước trở thành điểm sáng, trước mắt là đầu tầu, vùng động lực nhỏ thúc đẩy kinh tế của tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc hành lang linh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng phát triển. Góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Lào Cai so với các tỉnh khác trong vùng cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, hơn nữa là sánh vai với tỉnh Vân Nam Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.
Kết cấu hạ tầng được thay đổi đáng kể. Đây cũng chính là kết quả sự đầu tư đúng hướng của Trung ương và địa phương những năm vừa qua. Ngay trong quyết định
thành lập khu KTCK Lào Cai đã cho tỉnh để lại không dưới 50% thu ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến năm 2001, 2002. Bên cạnh đó còn phải kể đến các cơ chế, chính sách thí điểm đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất, kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động thương mại, du lịch. Nhà nước còn quan tâm nhiều đến phát triển giao thông huyết mạch, các dường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và từng bước là đường hàng không từ các nơi khác đến khu KTCK Lào Cai, tạo điệu kiện cho giao lưu kinh tế - thương mại được thuận lợi.
Sự phát triển mô hình kinh tế mới này đã và đang tạo ra sự thích ứng của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong tình hình mới. Việc xây dựng, hoàn thiện mô hình khu KTCK đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ có những chủ trương, định hướng đúng đắn từ thị trường, khả năng hội nhập và các cơ chế thích ứng. Đối với chính quyền tỉnh Lào Cai, năng lực cần thiết là khả năng tổ chức, thực hiện chủ trương, cơ chế chính sách thí điểm, đảm bảo trật tự an toàn cho mô hình kinh tế này hoạt động. Biết khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. thực tế cho thấy, sự vận hành của khu KTCK Lào Cai cũng như các khu KTCK khác đòi hỏi các nhà quản lý, chỉ đạo thực tiễn phải năng động, linh hoạt, kịp thời phát hiện cái mới để bổ sung, hoàn chỉnh, tổng kết từ đó đưa ra những kiến nghị, cơ chế chính sách phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương cả trước mắt và lâu dài.
Việc thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách tại khu KTCK Lào Cai không hoàn toàn làm phức tạp hơn tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vốn là những vấn đề nhức nhối, là điểm nóng tại khu KTCK trong thời gian trước đây. Mà kết quả của việc áp dụng những chính sách này có tác động rất lớn đến ổn định sản xuất và lưu thông hàng hóa của tỉnh và của cả nước, đảm bảo kịp thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư dựa trên sự bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Như vậy, việc phát triển mô hình khu KTCK cũng đồng nghĩa với việc đưa các hoạt động kinh tế - thương mại ở đây vào môi trường có sự quản lý, tránh tự do vô tổ chức, không có sự kiểm tra hoặc quản lý hình thức như trước đây. Hơn nữa, với mô hình kinh tế này, các hoạt động kinh tế được quản lý ngay từ đầu và trong suốt quá trình hoạt động, phát triển. Chẳng hạn, ở khu KTCK Lào Cai năm
1999, các cơ quan chống buôn lậu, gian lận thương mại đã phát hiện, xử lý 1.991 vụ hàng hóa vi phạm, ước khoảng 3 tỷ đồng, giảm 44% số vụ vi phạm so với năm 1998. Trong đó, vi phạm tại khu vực biên giới là 1.029 vụ, nội địa là 962 vụ.
Góp phần giữ vững an ninh quốc phòng biên giới tạo ra môi trường kinh tế - xã hội ổn định, tăng cường hợp tác hữu nghị láng giềng, cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc xây dựng khu KTCK Lào Cai cũng nhằm mục đích đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai tỉnh, hai nước, đáp ứng lợi ích chính đáng về kinh tế - xã hội. Đồng thời gắn bó chặt chẽ hơn tình hữu nghị truyền thống, lâu đời của hai dân tộc.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển và những tác động của khu KTCK Lào Cai đối với kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua cho thấy, bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình quản lý, phát triển khu KTCK Lào Cai cũng bộc lộ không ít vướng mắc, cần được, tổng kết, bổ sung, hoàn thiện. Để có giải pháp phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của mô hình kinh tế này đối với kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của cả nước có những yêu cầu đặt ra cần giải quyết đó là: