Phương hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 97 - 99)

hợp với cam kết khu vực, lộ trình hội nhập của đất nước một cách nghiêm túc, qua đó góp phần mở rộng khả năng thâm nhập thị trường thế giới, thị trường truyền thống và thị trường mới cho tỉnh, cho đất nước.

3.1.2. Phương hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong thời gian tới tới

Trong những năm qua, khu KTCK Lào Cai tuy đã có tốc độ phát triển nhất định nhưng tốc độ chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Do đó, sự tác động tích cực của khu KTCK Lào Cai đến kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn hạn chế. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong điều kiện khu vực hóa và quốc tế hóa kinh tế hiện nay đòi hỏi chúng ta phải phát triển mạnh hơn nữa khu KTCK Lào Cai cả về nội dung, quy mô, phạm vi, hình thức, chất lượng và với tốc độ cao hơn nhiều so với những năm qua thì mới đáp ứng được nhu cầu quan hệ kinh tế của cả đôi bên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Để khu KTCK Lào Cai có thể thực hiện tốt vai trò nói trên, cần tuân theo một số phương hướng là:

- Khu KTCK Lào Cai có vị trí là khu kinh tế đô thị đầu mối biên giới, nơi diễn ra sự giao lưu kinh tế giữa hai nước, vừa là nơi tập kết các nguồn hàng của tỉnh và các địa phương khác trong cả nước để trao đổi hợp tác với Trung Quốc, vừa là nơi tập kết hàng hóa Trung Quốc để phân phối vận chuyển sâu vào trong nội địa nước ta. Khu KTCK Lào Cai có ưu thế để phát triển các hình thức kinh doanh ở nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau, bao gồm cả buôn bán thương mại, dịch vụ đầu tư, chuyển khẩu, dịch vụ ăn uống, du lịch, khách sạn, vận tải hàng hóa và hành khách... Do đó, phương hướng phát triển cần và có thể đặt trọng tâm vào khu vực thương mại - dịch vụ. Thực tế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai sau gần 10 năm xây dựng và phát triển khu KTCK Lào Cai cho thấy biến đổi cơ cấu ngành đã nghiêng về thương mại dịch vụ. Bên cạnh việc ưu tiên định hướng phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tỉnh còn tập trung phát triển hướng vào các khu vực công nghiệp, trong đó chú ý tới công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất nhằm khai thác một cách tốt nhất những lợi thế và sử dụng có hiệu quả nhất việc đầu tư xây dựng khu KTCK Lào Cai, đưa KTCK thực sự là mũi nhọn, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ. Trước mắt, hoàn chỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng và hoàn thành các hạng mục công trình quan trọng của 4 khu khu kinh tế trọng điểm trong khu KTCK Lào Cai, bảo đảm đến năm 2007 lấp đầy mặt bằng công nghiệp các khu kinh tế với dự án của các nhà đầu tư đủ thực lực trong, ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh.

- Đẩy mạnh giao lưu kinh tế - thương mại, du lịch qua cửa khẩu, tăng kim ngạch XNK kinh doanh hàng năm từ 25% - 27%. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu kinh doanh đạt 800 - 1.000 triệu USD, thu ngân sách trên địa bàn khu KTCK Lào Cai 800 tỷ đồng/ năm, trong đó thu từ xuất nhập khẩu đạt 520 tỷ đồng.

Như vậy, việc phát triển khu KTCK Lào Cai phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh của tỉnh, cũng như của cả nước trong giao lưu kinh tế - thương mại với Trung Quốc. Đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và một số tỉnh lân cận phát triển, thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo ra những tiền đề vật chất thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu của tỉnh và đất nước, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các huyện thị trong tỉnh, giữa miền núi với miền xuôi, giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 97 - 99)