Cần sớm xây dựng Bộ luật thi hành án

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 106 - 107)

Quán triệt và thể chế hoá chủ trương “sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ Tư pháp” (Nghị quyết Trung ương tám khoá VII) và để “Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của Tòa án, của tổ chức trọng tài và của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; chấn chỉnh các trại giam để giáo dục cải tạo tốt phạm nhân. Chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án” (Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII) cũng như các Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị liên quan đến cơng tác thi hành án; thực hiện việc đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án, tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Việc giao cho một cơ quan chức năng giúp Chính phủ quản lý tập trung, thống nhất công tác thi hành án là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sắp xếp lại bộ máy Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hợp lý và có hiệu quả. Mục tiêu là nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các bản án hình sự của Tịa án, cũng như các bản án dân sự,

kinh tế, lao động, hành chính và các quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Vì vậy, Bộ luật thi hành án cần sớm được xây dựng để điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thi hành án, gồm thi hành án hình sự và thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó khi xây dựng Bộ luật thi hành án cần phải tạo ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cơ quan tư pháp, Tòa án, Kiểm sát, Cơng an và chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi hành án. Các chế định pháp luật thi hành án là chuẩn mực cho toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án, bảo đảm tính dân chủ, cơng bằng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tập thể, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và Bộ luật thi hành án phải thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vừa phải kế thừa, vừa phải phát triển một bước căn bản pháp luật thi hành án của nước ta trong những năm qua, vừa phải chọn lọc các kinh nghiệm của thế giới để kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)