Công tác thi hành án dân sự từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 71 - 74)

Từ khi Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 được sửa đổi bổ sung năm 2004 và gọi tắt là Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 có hiệu lực, các cơ quan thi hành án dân sự được giao thêm nhiệm vụ tổ chức thi hành nhiều loại việc mới, như thi hành các bản án, quyết định về kinh tế, lao động, hành chính, quyết định tuyên bố phá sản, quyết định công nhận và cho thi hành bản án quyết định của Tòa án, Trọng tài nước ngoài, Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, dưới sự tác động của cơ chế thị trường các giao dịch dân sự, kinh tế, lao động ngày càng phức tạp, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp kinh tế, dân sự không ngừng gia tăng, dẫn đến số lượng vụ việc mà cơ quan thi hành án dân sự phải giải quyết ngày càng nhiều, giá trị tiền, tài sản phải thi hành án ngày càng lớn, nội dung và tính chất của các vụ việc ngày càng phức tạp. Trong khi đó đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án vừa thiếu,

vừa yếu, các cơ quan thi hành án vừa phải giải quyết công việc thi hành án vừa củng cố, kiện toàn về tổ chức. Nhưng vượt lên những khó khăn đó, các cơ quan thi hành án dân sự trong cả nước đã có nhiều cố gắng, do vậy cơng tác thi hành án dân sự đã có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng vụ việc được thi hành và số tiền, tài sản thu và giải quyết ngày càng cao với những kết quả như sau:

Một là, về kết quả thi hành án:

- Kết quả thi hành án về việc:

Bảng 2.1: Kết quả thi hành án dân sự (về số việc)

Năm Số việc phải thi hành Số có điều kiện thi hành Số thi hành xong

2004 537.405 335.833 213.632 2005 533.344 288.147 177.991 2005 533.344 288.147 177.991 2006 602.059 380.850 270.967 2007 648.266 381.051 261.197 2008 663.934 424.887 334.448

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự.

- Kết quả thi hành án về tiền:

Bảng 2.2: Kết quả thi hành án dân sự (về tiền)

Đơn vị tính: đồng

Năm Số tiền có điều kiện thi hành Số tiền đã thu và giải quyết được

2004 4.233.687.681.000 1.318.366.186.000 2005 4.171.009.444.000 1.663.985.752.000 2005 4.171.009.444.000 1.663.985.752.000 2006 6.087.950.388.000 1.923.333.783.000 2007 6.106.457.005.000 3.351.840.235.000 2008 7.481.424.153.000 15.215.096.153.000

Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự.

- Về giá trị hiện vật đã thu được:

Năm 2004, thu được 103.188.682.000đ (đồng); năm 2005, thu được 149.611.662.000đ (đồng); năm 2006, thu được 363.103.915.000đ (đồng); năm 2007, thu được 863.272.301.000đ (đồng) và năm 2008, thu được 1.756.160.000 đồng.

Ghi chú: Trong số các việc đã thi hành án xong năm 2008, các cơ quan thi hành án dân

sự đã phối hợp với Viện kiểm sát rà soát và lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm được 6.296 việc với số tiền là 20.803.761.000 đồng . Trong đó miễn là 6.98 việc với số tiền là 19.791.087.000 đồng và giảm 198 việc với số tiền là 1.012.674.000 đồng (Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2008 của Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp).

Ngồi ra, cịn rất nhiều tài sản có giá trị mà theo bản án, quyết định của Tịa án tun khơng quy đổi thành tiền, cơ quan thi hành án đã thi hành trả cho bên được thi hành án.

Hai là, sự tích cực trong hoạt động của các cơ quan thi hành án, của các Chấp hành viên đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, đồn thể và nhân dân về cơng tác thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự đã được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng, được các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương quan tâm. Tình trạng “khốn trắng” cơng tác thi hành án dân sự cho cơ quan thi hành án dân sự dần được khắc phục. Vai trò chỉ đạo tổ chức thi hành án của các cấp chính quyền địa phương ngày càng được tăng cường, bước đầu hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan ở địa phương về thi hành án dân sự. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/09/2001 về tăng cường và nâng cao hiệu quả cơng tác thi hành án dân sự, thì thi hành án dân sự nói chung, khắc phục án tồn đọng trong thi hành án dân sự nói riêng đã có sự chuyển biến mới cả về nhận thức và hành động. Với sự tham mưu của cơ quan thi hành án, đến nay cả nước có 63 Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh, hơn 600 Ban chỉ đạo thi hành án cấp huyện được thành lập, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm trưởng ban; một số địa phương cịn thành lập Ban Vận động cơng tác thi hành án, Tổ Công tác thi hành án ở cấp xã với nhiệm vụ giúp cơ quan thi hành án trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng ở cơ sở nhằm động viên, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án hoặc phối hợp triển khai kế hoạch cưỡng chế thi hành án. Nhiều nơi cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã ban hành nghị quyết, chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp thi hành án, giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành trong việc tổ chức thi hành án. Vì vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo

của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác thi hành án dân sự đã sâu sát, kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các vụ phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội của địa phương.

Ba là, đã tổ chức thi hành dứt điểm nhiều vụ án khó khăn, phức tạp, tồn đọng

nhiều năm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân (như vụ bà Thuận - Thảo, vụ bà Oanh - Thái, vụ án lao động của bà Thiềm ở Nam Định; vụ bà Xuân - Lộc ở Long An; vụ Công ty Cửu Long và vụ bà Tha ở An Giang…). Đáng chú ý, trong những năm gần đây, các cơ quan thi hành án đã phải tổ chức thi hành những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tính chất hết sức phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế cũng như chính trị, trật tự, an tồn xã hội như vụ Epco - Minh Phụng phải thi hành trên 4.000 tỷ đồng; vụ Tân Trường Sanh phải thi hành trên 1.000 tỷ đồng (riêng vụ Epco - Minh Phụng, Thủ tướng Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo q trình thi hành án). Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành chức năng ở Trung ương và địa phương, các khó khăn, vướng mắc trong q trình thi hành án về cơ bản đã dần được giải quyết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)