Kiến nghị về các biện pháp bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 107 - 113)

vụ của Chấp hành viên

Để Chấp hành viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, thì cần phải có những biện pháp đồng bộ bảo đảm cho hoạt động của Chấp hành viên về nhiều mặt. Các biện pháp này ở nước ta tuy đã có nhưng chưa đầy đủ, chưa được thực hiện tốt. Do đó, học viên xin kiến nghị các biện pháp sau đây để bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên.

Thứ nhất: nâng cao trình độ, năng lực của Chấp hành viên

Trình độ, năng lực chuyên môn là một trong những yếu tố rất quan trọng bảo đảm cho Chấp hành viên có thể tự tin độc lập tổ chức thi hành các bán án, quyết định. Để nâng cao trình độ, năng lực của Chấp hành viên, một mặt cần chăm lo bồi dưỡng Chấp hành viên đương nhiệm theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, bồi dưỡng kỹ năng thi hành án và kiến thức thực tiễn, mặt khác chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn để bổ nhiệm Chấp hành viên. Đào tạo Chấp hành viên phải theo hướng ưu tiên bồi dưỡng kỹ năng như kỹ năng đọc, phân tích bản án, quyết định được đưa ra thi hành, kỹ

năng xác minh điều kiện thi hành án, xác minh tài sản thi hành án của người phải thi hành án, kỹ năng cưỡng chế thi hành án.... theo hướng “cầm tay chỉ việc” “tăng cường thực hành trên lớp”, không đào tạo theo phương pháp thuyết trình, đặc biệt tránh việc đào tạo theo bằng cấp, học vị.

Thứ hai: đổi mới chế độ đãi ngộ đối với Chấp hành viên và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động thi hành án của Chấp hành viên

Để bảo đảm cho Chấp hành viên chuyên tâm thực hiện tốt công việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, của Trọng tài và của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh một cách độc lập, công bằng, đúng pháp luật, một vấn đề rất quan trọng là phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với Chấp hành viên, phù hợp với đặc thù của hoạt động thi hành án. Nếu lương Chấp hành viên cao sẽ bảo đảm cho người Chấp hành viên có thể n tâm hồn thành tốt cơng việc được giao, giúp họ phát huy được tính độc lập, chủ động của mình trong việc thi hành án. Ngược lại, chỉ riêng việc trả lương thấp cũng đã làm tổn hại đến tính độc lập và cơng tâm của Chấp hành viên. Ở các nước có nền tư pháp phát triển như Nhật Bản, Singapore, lương của Chấp hành viên được xếp vào các thang bậc đặc biệt và trong suốt nhiệm kỳ, thu nhập bằng lương của họ khơng bị cắt giảm vì bất kỳ lý do nào; cùng với đó là một chế độ hưu trí thỏa đáng. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.

Thứ ba: Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho Chấp hành viên thi hành nhiệm vụ.

Cho đến nay, pháp luật hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm an tồn cho Chấp hành viên, trong khi đó nhiều quốc gia có quy định các biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của Chấp hành viên. Có thể nói, vấn đề bảo đảm an tồn cho Chấp hành viên ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Có nhiều vụ việc thi hành án nhất là các vụ việc ở vùng Tây Nam bộ có nhiều Chấp hành viên đã bị hăm dọa sẽ cho người xô xe máy vào Chấp hành viên, dọa giết...Kể cả những trường hợp đi xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên khi đến nhà đương sự cũng đã bị đương sự tấn công như chửi rủa, đe dọa “nếu mày bước vào cổng nhà tao tao sẽ giết chết ngay”. Nhiều Chấp hành viên, nhất là Chấp hành viên nữ đành bỏ về không

thực hiện được nhiệm vụ xác minh của mình...Vì vậy, một việc cấp bách hiện nay là cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Chấp hành viên bao gồm cả các biện pháp an ninh, các biện pháp pháp lý (ví dụ: quy định tăng nặng trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của Chấp hanh viên và người thân thích của Chấp hành viên) và các biện pháp xã hội (chẳng hạn như bảo hiểm nghề nghiệp)...

Thứ tư: hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân

Trong điều kiện mở rộng nghĩa vụ xác minh tài sản của đương sự, đặc biệt quy định về nghĩa vụ chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án đối với người được thi hành án khi làm đơn yêu cầu thi hành án. Việc thỏa thuận thi hành án của các đương sự...thì việc hồn thiện các chế định bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng và thừa phát lại có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho người được thi hành án chủ động thu thập các thông tin về tài sản hoặc nhờ các tổ chức có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án khi họ khơng có điều kiện xác minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, giảm bớt gánh nặng cho Chấp hành viên trong việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Ngồi ra, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên trong xã hội, bởi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khơng những góp phần hình thành ở người dân thái độ, ý thức chấp hành pháp luật, mà còn giúp họ biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, khi ý thức pháp luật của các đương sự được nâng cao thì họ sẽ tích cực, chủ động thi hành án hơn kể cả người được thi hành án và người phải thi hành án, các đương sự dễ ràng đi đến việc thỏa thuận với nhau hơn. Đặc biệt người phải thi hành án sẽ có ý thức tự nguyện thi hành các nghĩa vụ của mình khi đã được Tòa án xét xử một cách công tâm. Không những thế, ý thức pháp luật của người dân được nâng lên sẽ góp phần phát huy được vai trị giám sát của họ đối với hoạt động

thi hành án của Chấp hành viên, buộc Chấp hành viên phải có trách nhiệm hơn đối với mọi việc làm của mình.

Chấp hành viên về cơ bản đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thực tiễn thi hành án dân sự vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Một số điều luật của Luật tố tụng dân sự không được thực hiện đầy đủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thi hành án. Hoạt động của Chấp hành viên trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi của Chấp hành viên cũng như của xã hội. Đó là sự chủ động và độc lập của chấp hành viên trong việc tổ chức cưỡng chế từ khâu ra quyết định cưỡng chế dến khâu thực hiện cưỡng chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Việc đánh giá đúng các nguyên nhân là cơ sở quan trọng của các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại hiện nay và tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án nói chung và trong thi hành án dân sự nói riêng, bao gồm các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và các kiến nghị bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên.

KẾT LUẬN

1. Trong thể chế tư pháp, ở lĩnh vực thi hành án dân sự, Chấp hành viên và chỉ có Chấp hành viên mới là người được Nhà nước trao cho quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, các quyết định của Trọng tài và của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án do pháp luật quy định, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật, với những nét đặc trưng của thi hành án dân sự đã tạo thành địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Việc xác định địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự nói riêng và trong thi hành án nói chung chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như quan niệm về thi hành án dân sự, đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự, đặc điểm và tính chất của hoạt động thi hành án dân sự. Điều đó cho thấy việc hồn thiện pháp luật về địa

vị pháp lý của Chấp hành viên liên quan đến việc cải cách toàn bộ hệ thống tư pháp, chứ không chỉ đơn thuần là sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật cụ thể.

2. Địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự đã được xác định khá đầy đủ trong các quy định pháp luật hiện hành, từ nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên, đến các quy định về thủ tục tiến hành từng khâu của tiến trình thi hành các bản án, quyết định. Tuy nhiên, các quy định này cần tiếp tục được hoàn thiện để xác định đúng và rõ hơn địa vị pháp lý của Chấp hành viên với tư cách là người trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Chấp hành viên về cơ bản đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình; tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều bất cập, tồn tại trong việc thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên. Trên cơ sở chỉ ra những bất cập, tồn tại và các nguyên nhân của chúng, luận văn đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại đó và tiếp tục hồn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong giai đoạn thi hành án dân sự, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác thi hành án. Các kiến nghị được đặt trong tổng thể các biện pháp thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã đề ra, với các phương hướng cơ bản là: nâng cao tính độc lập của Chấp hành viên; tăng quyền hạn cho Chấp hành viên, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Chấp hành viên đối với các hành vi và quyết định về thi hành án của mình; tiếp tục mở rộng quyền hạn của Chấp hành viên như quyền khám xét người và tài sản của người phải thi hành án, để Chấp hành viên thực sự là người bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của đương sự.

4. Các kiến nghị bao gồm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự như:

Quyền khởi kiện của Chấp hành viên trong việc xác định tài sản của người phải thi hành án; bổ sung quy định về điều kiện xét miễn, giảm thời gian chấp hành hình phạt theo hướng coi thái độ và kết quả thi hành nghĩa vụ dân sự là một trong những điều kiện xét ưu tiên miễn giảm thời gian chấp hành hình phạt; sửa đổi quy định về tội không chấp

hành án (Điều 304 Bộ luật hình sự năm 1999) theo hướng thay điều kiện “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết” bằng điều kiện “đã bị phạt tiền” nhằm phù hợp với thực tiễn và đặc thù của thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 107 - 113)