TIÊU CHÍ HỒN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 30 - 33)

TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM

Thứ nhất, hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải xuất phát từ yêu cầu

xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Đồng thời, lần đầu tiên trong Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đây chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Thực tiễn của công cuộc đổi mới những năm qua ngày càng khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu quốc tế và hội nhập quốc tế của nước ta. Xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dựa trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế. Đây là những giá trị to lớn của các dân tộc đã trở thành tư tưởng pháp lý tiến bộ làm mục tiêu cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo ra tiền đề, đồng thời cũng đòi hỏi phải khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật thi hành án dân sự nói chung và pháp luật về địa vị pháp lý Chấp hành viên nói riêng. Pháp luật địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong Nhà nước pháp quyền phải được xây dựng với hướng mở rộng quyền năng cho các Chấp hành viên tạo hành lang pháp lý cho các Chấp hành viên thực sự có quyền chủ động thi hành các bản án, quyết định để góp phần thực hiện dân chủ và cơng bằng xã hội, góp phần giữ gìn kỷ cương pháp luật, bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân khi bị xâm hại.

Thứ hai, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải nhằm mục đích làm tăng hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền và lợi

ích hợp pháp của tổ chức và cơng dân, góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng đang là vấn đề bức xúc hiện nay, đồng thời phải tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo đảm thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung; giữa pháp luật thi hành án với các lĩnh vực pháp luật có liên quan... giữa chúng phải có sự phối hợp, bổ sung cho nhau trong điều chỉnh các quan hệ xã hội mà khơng có sự chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí làm vơ hiệu lẫn nhau.

Thứ tư, tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc thực tiễn công tác thi hành án nói

chung, thi hành án dân sự nói riêng ở nước ta trong từng giai đoạn, trong đó chú trọng tổng kết cơng tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự; giải quyết bất cập về pháp luật, thực tiễn xét xử và thực tiễn thi hành án; kế thừa, phát triển và pháp điển hoá các quy định còn phù hợp, tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ văn hố pháp lý của nhân dân cũng như đạo đức, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản sắc văn hoá Việt Nam. Đồng thời trong bối cảnh tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật địa vị pháp lý của Chấp hành viên cần phải tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những thành tựu mà nhân loại đã đạt được về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổ chức và thi hành pháp luật của các nước, bảo đảm kết hợp hài hịa tính truyền thống và tính hiện đại của hệ thống pháp luật; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật thi hành án; thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập.

Thứ năm, Thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất công tác thi hành án, đặc biệt, để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, cần tạo ra cơ chế gắn kết liên thơng giữa các loại hình thi hành án, khắc phục tình trạng phân tán, cắt khúc hiện nay, nhất là giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự, đồng thời từng bước xã hội hoá thi hành án với lộ trình hợp lý và bước đi vững chắc, phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngày 24/7/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Nghị định về tổ chức và hoạt động của

Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 01/7/2009 đến ngày 01/7/2012. Nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, vấn đề nay cần sớm được triển khai thí điểm và tổng kết, đánh giá để nhân rộng mơ hình này.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)