Theo quy định của pháp luật hiện hành, một trong những nhiệm vụ của Chấp hành viên trong giai đương sự tự nguyện thi hành án là ấn định thời gian tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án. Như đã phân tích ở trên do Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định “ thời gian tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án” đã tạo cho các Chấp hành viên áp dụng một cách thiếu thống nhất, thiếu khoa học. Khắc phục hạn chế này Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định rất cụ thể: “Chấp hành viên ấn định thời gian tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc từ ngày thông báo hợp lệ quyết định thi hành án” Với quy định này chắc chắn các Chấp hành viên khơng có sự lựa chọn nào khác mà chỉ có một sự lựa chọn là ấn định thời gian tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án trong tất cả các vụ việc là 15 ngày. Mặt khác, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 còn quy định “ Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế trong thời gian tự nguyện thi hành án” Theo quy định này có hai quan điểm, quan điểm thứ nhất cho rằng: nếu chấp hành viên áp dụng một trong sáu biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 trong thời gian ấn định tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên phải có căn cứ chứng minh rằng người phải thi hành án đã hoặc đang có hành vi tẩu tán, hủy hoại hoặc trốn tránh việc thi hành án. Quan điểm thứ hai, khơng cần phải có căn cứ chứng minh người phải thi hành án đã hoặc đang có hành viên tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án mà áp dụng chỉ với mục đích nhằm ngăn chặn các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án. Trên thực tế Chấp hành viên đã bị khiếu nại rất nhiều khi thực hiện quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án. Có vụ việc cịn bị Viện kiểm sát kháng nghị quyết định cưỡng chế với lý do cho rằng người phải thi hành án đang trong thời gian tự nguyện thi hành án khơng có hành vi tẩu án, hủy hoại tài hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Khắc phục những bất cập này Luật thi hành án dân sự đã bổ sung nhóm các quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án (tại Mục I). Theo đó,
Chấp hành viên được tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự được ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án trong bất kỳ giai đoạn nào của thi hành án, kể cả trong giai đoạn tự nguyện thi hành án.
Mặt khác, trong giai đoạn tự nguyện thi hành án Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 cũng như Luật thi hành án dân sự năm 2008 chưa quy định rõ ràng về thời gian cưỡng chế thi hành án mà chỉ quy định hết thời gian tự nguyện thi hành án nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế thi hành án. Vì vậy, một số Chấp hành viên cịn có quan điểm trong thời gian tự nguyện thi hành án mà Chấp hành viên đã ấn định thì khơng được thực hiện bất cứ tác nghiệp nào về thi hành án mà chỉ thực hiện các tác nghiệp về thi hành án khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án. Đây là một quan điểm sai lệch, với quan điểm này đã làm giảm hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Vì vậy, Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã bổ sung thời hạn xác minh điều kiện thi hành án của Chấp hành viên một cách cụ thể, rõ ràng: tại Khoản 2 Điều 44 quy định “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án Chấp hành viên phải tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay”. Với quy định này, Chấp hành viên không thể ỷ lại, chờ hết thời gian tự nguyện mới tiến hành các tác nghiệp về thi hành án mà phải thực hiện nhiệm vụ xác minh ngay trong thời gian tự nguyện thi hành án. Đây là một nghĩa vụ của Chấp hành viên mà pháp luật đã bổ sung để Chấp hành viên xác định được nhiệm vụ của mình một cách rành mạch và đã là nghĩa vụ thì Chấp hành viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân về việc chậm xác minh của mình.
Những quy định mới về thời gian tự nguyện thi hành án, về các biện pháp bảo đảm thi hành án, về thời hạn xác minh thi hành án...của Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã góp phần hồn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong giai đoạn tự nguyện thi hành án nói riêng và trong thi hành án dân sự nói chung chắc chắn sẽ đưa lại hiệu quả cao trong công tác thi hành án dân sự.
Trong giai đoạn tự nguyện thi hành án, để thi hành án có hiệu quả Chấp hành viên cịn phải làm tốt cơng tác giáo dục thuyết phục để hạn chế việc tổ chức cưỡng chế thi hành án đồng thời tiết kiệm được tiền của của công dân và Nhà nước. Nhiều vụ việc qua sự kiên trì vận động, thuyết phục của Chấp hành viên khơng những làm cho đương sự tự nguyện thi hành án mà còn tạo ra ấn tượng tốt trong dư luận nhân dân địa phương. Ví dụ như việc thi hành bản án số 68/LHST của Tòa án nhân dân huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã tuyên: ông Nhuận được sở hữu một nhà xây hai tầng có diện tích 50 m2 trên diện tích đất 70 m2 và có nghĩa vụ thanh tốn tiền chênh lệch tài sản cho chị Đỗ Thị Hương là 100 triệu đồng. Chị Hương đã có đơn yêu cầu thi hành án và Thi hành án huyện Trực Ninh đã ra quyết định thi hành án và giao cho Chấp hành viên C. tổ chức thi hành. Quá trình thi hành án đã xảy ra cuộc “ẩu đả, cãi lộn” giữa người phải thi hành án (anh Nhuận) và Chấp hành viên C. Qua nhiều đơn thư khiếu nại về việc thi hành án, Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định đã rút vụ việc lên để thi hành và giao cho Chấp hành viên Vũ Thị P. tổ chức thi hành. Khi nghiên cứu kỹ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên C. đã tổ chức thi hành, được biết bản thân anh Nhuận là bộ đội đang công tác tại tỉnh đội tỉnh Thái Bình và qua cơng tác xác minh được biết sau khi ly hôn với chị Hương, anh Nhuận đang muốn cưới vợ với một cô cùng cơ quan. Với hai thông tin này Chấp hành viên đã tiến hành làm việc với anh Nhuận để nắm bắt thái độ và ý thức chấp hành bản án của anh Nhuận. Buổi làm việc đầu tiên Chấp hành viên P. khơng khai thác được gì vì anh Nhuận vẫn khẳng định khơng có tiền để trả cho chị Hương. Buổi làm việc thứ hai, Chấp hành viên khai thác từ thông tin là Bộ đội và anh Nhuận sắp cưới vợ Chấp hành viên P. đã phân tích cụ thể, sâu sắc hậu quả pháp lý có thể xảy ra nếu anh Nhuận kiên quyết khơng thi hành án, Chấp hành viên đã khơi dậy ý thức trách nhiệm, phẩm chất chính trị của người Đảng viên, của anh bộ đội cụ Hồ và đề cao những cống hiến của anh Nhuận trong quân đội để thuyết phục anh tự nguyện thi hành án. Quá trình kiên trì động viên, thuyết phục bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức khác nhau, anh Nhuận đã nhận thức được nghĩa vụ của mình tự nguyện thi hành khoản 100 triệu đồng trả cho chị Hương làm hai đợt mỗi đợt cách nhau một tuần. Việc thực hiện nghĩa vụ này được sự đồng ý của chị
Hương và chỉ trong 03 tuần nỗ lực thuyết phục người phải thi hành thi hành án, Chấp hành viên P. đã kết thúc được việc thi hành án của anh Nhuận với chị Hương.
Nhìn chung, trong cơng tác thi hành án dân sự các Chấp hành viên đều nhận thức được việc kiên nhẫn, thuyết phục giáo dục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án là việc đầu tiên và luôn đặt lên hàng đầu. Chấp hành viên chỉ tổ chức cưỡng chế thi hành án khi khơng thể kiên trì giáo dục thuyết phục người phải thi hành án được. Chính vì vậy, việc này các Chấp hành viên đã thực hiện tương đối tốt thể hiện qua bảng kết quả sau:
Bảng 2.3: Kết quả tự nguyện thi hành án qua các năm Thời gian (năm) Tổng số việc thi hành xong Số việc tự nguyện thi hành Số việc phải tổ chức cưỡng chế 2004 213.632 209.516 4.116 2005 177.991 174.139 3.852 2006 270.967 265.605 5.362 2007 261.197 253.780 7.417 2008 334.448 324.414 10.034
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự.