GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN 1 Hoàn thiện về pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 102 - 103)

3.2.1. Hoàn thiện về pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án dân sự

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự:

Đó làquyền của Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Hiện nay điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định “Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm đảm thi hành án”. Đây là một quy định rất hữu hiệu trong việc thi hành án về tài sản chung của Chấp hành viên nói riêng và của cơ quan thi hành án dân sự nói chung, nhưng tại Khoản 3 Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 thì lại quy định “Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”. Theo Bộ luật tố tụng dân sự, Chấp hành viên chỉ được khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước chứ không phải để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Trong khi đó, Luật thi hành án dân sự năm 2008 lại quy định Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án. Như vậy giữa các quy định của Luật thi hành án dân sự và Bộ luật tố tụng

dân sự chưa có sự thống nhất. Do đó, nhiều vụ việc thi hành án, Chấp hành viên đã thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án để thi dứt điểm vụ việc nhưng Tòa án đã căn cứ vào Khoản 3 Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự đã từ chối không thụ lý yêu cầu của Chấp hành viên. Do đó các vụ án kê biên tài sản chung (trừ trường hợp xác định tài sản chung của vợ chồng thì được giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình) không thể tiếp tục thi hành được mà phải dừng lại ở đó. Và vụ việc coi như không thể thi hành án được vì người phải thi hành án không còn tài sản nào khác nhưng không biết đến bao giờ mới kết thúc được. Vì vậy, các quyền hạn của Chấp hành viên được khả thi thì các cơ quan có thẩm quyền cần sớm sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 để phù hợp với Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008, cụ thể như sau: nên quy định Chấp hành viên có quyền khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, người phải thi hành án.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự.

+ Bổ sung quy định về điều kiện xét miễn, giảm thời gian chấp hành hình phạt theo hướng coi thái độ và kết quả thi hành nghĩa vụ dân sự là một trong những điều kiện xét ưu tiên miễn giảm thời gian chấp hành hình phạt.

+ Sửa đổi quy định về tội không chấp hành án (Điều 304 BLHS năm 1999) theo hướng thay điều kiện “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết” bằng điều kiện “đã bị phạt tiền” nhằm phù hợp với thực tiễn và đặc thù của THADS.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)