Thứ nhất, pháp luật hiện hành quy định thủ tục thi hành án dân sự quá rườm rà,
khó áp dụng một cách đầy đủ, chính xác nên Chấp hành viên dễ mắc sai phạm. Nhìn một cách tổng thể, thì có thể thấy thủ tục thi hành án dân sự ở nước ta còn phức tạp, nhiều thủ tục, kéo dài và tốn kém; dường như dành quá nhiều quyền cho người phải thi hành án, mà ít quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người được thi hành án, cũng như đòi hỏi của xã hội là mong muốn bản án, quyết định của tịa án có hiệu lực phải được thi hành nhanh chóng và kịp thời, sớm khơi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân bị xâm hại. Ví dụ, quy định người phải thi hành án mặc dù đã bị cưỡng chế thi hành án vẫn có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, thoả thuận về giá cả tài sản đã kê biên, khiếu nại việc kê biên, định giá, nhận lại tài sản đã kê biên, kể cả trường hợp đã ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản nhưng trước một ngày tổ chức bán đấu giá người phải thi hành án vẫn có quyền nộp đủ tiền và các chi phí phát sinh để nhận lại tài sản; Pháp luật cũng quy định Chấp hành viên trong khi tổ chức thi hành án phải ban hành quá nhiều loại quyết định, thông báo về thi hành án; hoặc quy định phải tống đạt các thông báo, quyết định về thi hành án đến tận tay người phải thi hành án... Những thủ tục này làm cho các Chấp hành viên mất rất nhiều thời gian và cơng sức để thực hiện, vì chỉ cần một loại thơng báo, quyết định không đến tay họ, hoặc sơ suất bỏ qua một thủ tục nào đó thì tồn bộ kết quả thi hành án có thể bị hủy bỏ, Chấp hành viên phải bồi thường tồn bộ thiệt hại nếu có. Mặt khác, hệ thống pháp luật thi hành án dân sự chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng như thời gian ra giấy báo tự nguyện thi hành án, thời gian ra quyết định cưỡng chế thi hành án... trong cơng tác tổ chức cưỡng chế chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan nhất là cơ quan công an. Với các quy định hiện hành về thi hành án dân sự cơ quan thi hành án dân sự nói chung và Chấp hành viên nói riêng chưa đủ sức mạnh để tổ chức thi hành các bản án, quyết định nhất là việc tổ chức cưỡng chế thi hành án có sự chống đối gay gắt từ phía các đương sự.
Thứ hai, do sự bất cập về mơ hình tổ chức của cơ quan thi hành án dân sự nên
chưa tạo được vị thế cho các Chấp hành viên, tiếng nói của cơ quan thi hành án cũng như các Chấp hành viên chưa được các cơ quan, tổ chức ở địa phương coi trọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất cập về mơ hình tổ chức của các cơ quan thi hành án dân sự là hiện nay vẫn khơng có sự nhận thức thống nhất về tính chất của hoạt động thi hành án. Rất nhiều cơng trình khoa học, nhiều cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự vẫn còn đang tranh luận xem hoạt động thi hành án, nhất là thi hành án dân sự mang tính chất hành chính hay là tư pháp, tố tụng tư pháp hay là hành chính - tư pháp... Vì vậy, dẫn đến hậu quả là đến nay địa vị pháp lý của các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và địa vị pháp lý của Chấp hành viên nói riêng chưa được pháp luật quy định rõ, tính độc lập trong khi tổ chức thi hành án của Chấp hành viên không được bảo đảm. Nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng khơng được thi hành, do một số cơ quan, chính quyền các cấp vì lợi ích cục bộ địa phương đã cản trở, khơng thi hành, doanh nghiệp nhà nước không tự nguyện thi hành hoặc có sự can thiệp từ phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, gây ra tình trạng trì trệ trong thi hành án, thậm chí cịn có sự can thiệp từ chính Ban chỉ đạo thi hành án, người có nhiệm vụ phối hợp, chỉ đạo các lực lượng cưỡng chế thi hành án. Vị thế của Chấp hành viên hiện chưa được xã hội coi trọng so với các chức danh tư pháp khác như Thẩm phán, Kiểm sát viên... Hầu hết các trường hợp người phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan (trong đó có cả một số cơ quan nhà nước) sau khi nhận được giấy triệu tập, quyết định cưỡng chế thi hành án của Chấp hành viên vẫn tỏ ra thờ ơ, thậm chí cịn có những biểu hiện chống đối quyết liệt nhiều hơn. Quyền hạn của Chấp hành viên cịn hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ. Cơng việc rất khó khăn, phức tạp, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với trách nhiệm và rủi ro nghề nghiệp mà họ đảm nhiệm.
Thứ ba, tình trạng q tải cơng việc trong các cơ quan thi hành án dân sự. Số
lượng vụ việc mà các cơ quan thi hành án dân sự phải đảm nhiệm ngày càng tăng. Theo số liệu của Cục Thi hành án dân sự thì, năm 2004, tổng số việc phải thi hành là 511.929 việc (trong đó, số thụ lý mới là 203.351 việc). Năm 2005, tổng số việc phải thi hành là:
533.344 việc, tăng 21.415 việc so với năm 2004 (trong đó, số thụ lý mới là 206.187 việc, tăng 2.135 việc so với năm 2004). Năm 2006, tổng số vụ việc phải thi hành: 602.059 việc, tăng 40.879 việc so với năm 2005. Năm 2007, tổng số vụ việc phải thi hành là 648.266, tăng 46.207 việc so với năm 2006. Năm 2008, tổng số việc phải thi hành là 663.934 việc tăng 15.668 việc so với cùng kỳ năm 2007 (trong đó số việc thụ lý mới là 325.702 việc) [1,2,3,5]. Như vậy, bình quân mỗi năm lượng việc mà các cơ quan thi hành án phải đảm nhiệm tăng trung bình hàng năm gần 10%. Số lượng các vụ việc tăng như vậy, nhưng số biên chế tăng cho các cơ quan thi hành án hàng năm khơng đáng kể dẫn đến tình trạng q tải cơng việc của Chấp hành viên và cán bộ thi hành án. Sự quá tải này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả và chất lượng công việc của cán bộ, Chấp hành viên cơ quan thi hành án.
Bảng 2.4: Cường độ lao động của Chấp hành viên
Năm Số việc phải thi
hành
Tổng số Chấp hành viên trên toàn quốc
Số việc trung bình một Chấp hành viên phải giải quyết 2005 533.344 2.144 249 2006 602.059 2.364 257 2007 648.266 2.648 245 2008 663.934 3183 209
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự.
Số liệu trên cho thấy, trung bình một năm, một Chấp hành viên phải tổ chức thi hành dứt điểm hơn 200 việc. Điều này khơng thể thực hiện được trên thực tế vì việc tổ chức thi hành án phải tiến hành nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên phải xuống tận tận nơi có tài sản hoặc tận nhà của đương sự để xác minh, đôn đốc, giáo dục, thuyết phục họ thi hành án…, hơn nữa các đương sự không phải ai cũng ở gần trụ sở cơ quan thi hành án nên mất rất nhiều thời gian, đặc biệt các tỉnh miền núi. Thực tiễn cho thấy, nếu một Chấp hành viên phải tổ chức thi hành khoảng 20 vụ việc trong một tháng, thì Chấp hành viên chỉ có đủ thời gian để đôn đốc, xác minh mỗi ngày một vụ việc, hết một lượt 20 vụ việc này là cũng vừa hết tháng, lại quay lại xác minh, đôn đốc
lượt mới, vì vậy khơng cịn thời gian để thực hiện những cơng việc khác như hịa giải, kê biên tài sản, tổ chức cưỡng chế thi hành án… vốn là những việc phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, phối hợp và tổ chức thực hiện. Nếu so sánh với một Thẩm phán trung bình một tháng chỉ phải giải quyết từ 5 đến 7 vụ việc thì thấy rõ sự quá tải công việc của Chấp hành viên. Qua nghiên cứu thực tế trong nhiều năm liên tiếp của Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cho thấy, bình qn mỗi Chấp hành viên chỉ có thể thi hành xong được khoảng 70 việc mỗi năm, số lượng công việc này cho phép Chấp hành viên vừa đảm đương được nhiệm vụ vừa có thể nghiên cứu, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và cập nhật các kiến thức mới hoặc các văn bản pháp luật mới để áp dụng trong công tác chuyên môn.
Tình trạng quá tải này cịn do cơng tác xã hội hóa về thi hành án dân sự chậm được thực hiện. Điều này được thể hiện ở việc, một số nhiệm vụ có thể giao cho cá nhân, tổ chức xã hội thực hiện nhằm giảm tải cho các cơ quan thi hành án, cho Chấp hành viên nhưng hiện vẫn do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Ví dụ việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, việc tống đạt các văn bản, giấy tờ về thi hành án cho đương sự và những người có liên quan và việc mở các dịch vụ về trông giữ tài sản thi hành án ...
Thứ tư, do thiếu Chấp hành viên. Hiện nay, tình trạng thiếu Chấp hành viên diễn
ra khá phổ biến, nhưng vẫn chưa thể khắc phục vì nguồn cán bộ có trình độ cử nhân Luật để bổ sung vào các cơ quan thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn khơng những ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, mà ngay cả ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội... Nhiều nơi các cơ quan thi hành án được phân bổ biên chế từ năm 2007, 2008 nhưng đến nay vẫn chưa tuyển đủ, theo báo cáo công tác thi hành án dân sự năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp đã khẳng định “Nhiều địa phương vẫn chưa tuyển đủ biên chế được giao do đó tình trạng q tải trong công việc xảy ra tại nhiều nơi. Cả nước còn 631 chỉ tiêu biên chế ở các cơ quan thi hành án dân sự chưa được thực hiện, trong đó có một số địa phương cịn từ 15 chỉ tiêu biên chế trở lên như : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Nghệ An, Gia Lai, Long An, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Bình Định, Sơn
La, Bình Thuận, Tiền Giang, Sóc Trăng, Khánh Hịa, Đắc Nơng…Tình trạng Chấp hành viên, cán bộ thi hành án xin chuyển cơng tác, xin thơi việc vẫn chưa có chiều hướng giảm (năm 2008 có 71 trường hợp xin chuyển công tác, 32 trường hợp xin nghỉ thôi việc” trong hai năm 2006-2007 có 380 cơng chức xin nghỉ hoặc chuyển cơng tác, trong đó có 242 người xin chuyển công tác khác, 97 người xin nghỉ thơi việc, chỉ có 31 trường hợp là nghỉ theo chế độ hưu trí và các lý do khác) [4]. Có đơn vị như Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 có 19 người xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác khác; 2 Trưởng Thi hành án quận, huyện và nhiều Chấp hành viên xin thôi làm nhiệm vụ thi hành án để được làm công tác hành chính; hàng chục cử nhân Luật xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn [54]. Tình trạng cơ quan thi hành án dân sự chỉ có một Chấp hành viên hoặc khơng có Thủ trưởng cơ quan vẫn chưa khắc phục được. Hiện nay, vẫn còn 01 đơn vị chưa có Trưởng thi hành án dân sự cấp tỉnh đó là thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng, 10 đơn vị cấp huyện chưa có Trưởng thi hành án, 13 đơn vị chỉ có 01 Chấp hành viên, trong đó có một số địa phương cịn có từ hai đơn vị thi hành án cấp huyện trở lên chỉ có 01 Chấp hành viên như, Thi hành án dân sự tỉnh Yên Bái, tỉnh Điện Biên, Sơn La là 03 đơn vị [5].
Thứ năm, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân trong xã hội còn thấp. Để
Chấp hành viên có thể đảm nhận tốt vai trị là người tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Chấp hành viên rất cần đến sự am hiểu pháp luật của nhân dân nói chung và của người phải thi hành án, người được thi hành án nói riêng. Nhưng do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, trong khi đó đội ngũ luật sư chưa có vai trò nhiều trong giai đoạn thi hành án và cũng chưa có tổ chức Thừa phát lại để giúp đương sự hoàn thành nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, do đó Chấp hành viên vẫn là người phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án để có thể giải quyết vụ án được chính xác, hiệu quả. Điều đó chưa phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thứ sáu, cơ sở vật chất cho hoạt động thi hành án của Chấp hành viên còn hạn
hành án dân sự cấp huyện điều kiện vật chất rất khó khăn, trụ sở xuống cấp nghiêm trọng hoặc vẫn phải đi thuê trụ sở như thi hành án dân sự huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định phải thuê nhà dân để làm trụ sở làm việc. Trang thiết bị, điều kiện làm việc của các cơ quan thi hành án nhìn chung chưa đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thi hành án của Chấp hành viên, nhất là Chấp hành viên Thi hành án dân sự cấp huyện. Chế độ lương, phụ cấp của Chấp hành viên chưa hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực của một số Chấp hành viên. Một Chấp hành viên chỉ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình và thi hành một cách công tâm khi mức lương của họ đủ để bảo đảm cuộc sống ở mức khá trong xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay đời sống của đội ngũ Chấp hành viên nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhất là Chấp hành viên Thi hành án dân sự cấp huyện, lương và các chế độ ưu đãi không đủ ni Chấp hành viên và gia đình. Trong những năm gần đây, đã có hiện tượng Chấp hành viên, cán bộ cơ quan thi hành án xin chuyển sang công tác khác, tiêu biểu là ở các cơ quan Thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học luật hệ chính quy, loại khá, giỏi khơng tha thiết xin vào làm việc trong ngành thi hành án, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.