Đầu những năm 1990, cơng cuộc đổi mới nói chung và cải cách bộ máy Nhà nước nói riêng đã được tiến hành một cách khá tích cực, khẩn trương. Hiến pháp 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước được Quốc hội khố IX thơng qua vào tháng 10/1992 đã đặt ra nguyên tắc nền tảng cho q trình cải cách tư pháp trong đó cơng tác thi hành án dân sự được đổi mới một cách căn bản. Khác với luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981. Luật Tổ chức Tịa án nhân dân năm 1992 khơng quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc thi hành án trong khi đó luật tổ chức Chính phủ năm 1992 lần đầu tiên đã quy định: Việc quản lý công tác thi hành án là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp. Tại kỳ họp thứ nhất quốc hội khố IX ngày 06/10/1992 đã thơng qua nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tịa án sang các cơ quan thuộc Chính phủ chậm nhất vào tháng
6/1993 và từ ngày 01/7/1993 các cơ quan thi hành án dân sự chính thức được thành lập và hoạt động với tư cách là cơ quan độc lập có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và trụ sở riêng. Theo đó, Pháp lệnh thi hành án dân sự được ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 01/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 và đến năm 2004 thì Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số nội dung và được gọi là Pháp lệnh thi hành án dân sự sủa đổi năm 2004 (gọi tắt là pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004). Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 cũng như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 kế thừa các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của Chấp hành viên đã được quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, nhưng cụ thể hơn, rõ ràng hơn, như quy định Chấp hành viên phải có nghĩa vụ thi hành đúng bản án, quyết định của Tòa án. Chấp hành viên phải tiến hành xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án…nhưng vẫn giữ nguyên quy định chỉ có Chấp hành viên mới là người được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Đồng thời tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên cũng cao hơn và thủ tục bổ nhiệm cũng chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 quy định tiêu chuẩn về trình độ chun mơn “là người có trình độ trung cấp pháp lý hoặc tương đương đối với Chấp hành viên cấp huyện; Có trình độ đại học pháp lý hoặc tương đương đối với Chấp hành viên cấp tỉnh” Nhưng đến Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì một người muốn được bổ nhiệm làm Chấp hành viên thì người đó phải có trình độ Cử nhân Luật trở lên và đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án. Và Luật Thi hành án dân sự được ban hành, những quy định về Chấp hành viên trong công tác thi hành án dân sự càng cụ thể và chặt chẽ hơn, chẳng hạn điều kiện bổ nhiệm Chấp hành viên là phải trúng kỳ thi tuyển Chấp hành viên do Bộ Tư pháp tổ chức. Chấp hành viên được chia ra các ngạch khác nhau: Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp… Các quyền hạn và nhiệm vụ của Chấp hành viên được mở rộng hơn được thể hiện cụ thể tại Mục 2.2 của luận văn này.