Tình hình đội ngũ Chấp hành viên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 69 - 71)

Sau khi công tác thi hành án dân sự được chuyển từ Tòa án nhân dân địa phương sang cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức bộ máy của các cơ quan thi hành án dân sự từng bước được củng cố, điều chỉnh và đổi mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Các cơ quan thi hành án dân sự được thành lập thành một hệ thống từ trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án cũng không ngừng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu của Bộ Tư pháp, khi tiếp nhận bàn giao (tháng 7/1993) số lượng cán bộ thi hành án dân sự có 1.126 người, nhiều nơi Tịa án chỉ bàn giao có 1 đến 2 cán bộ thi hành án. Có nơi Chấp hành viên lại do Thẩm phán kiêm nhiệm, đến tháng 3 năm 2008 toàn quốc có 8.308 cán bộ thi hành án [1],[2],[3],[5]. Số lượng Chấp hành viên trong các cơ quan thi hành án dân sự cũng không ngừng tăng lên. Năm 1993 tồn quốc có 700 Chấp hành viên từ Tòa án nhân dân các cấp chuyển sang. Đến năm 2005, có 2.144 Chấp hành viên; năm 2006, có 2.364 Chấp hành viên; năm 2007 có 2.648 Chấp hành viên; và đến năm 2008 tồn quốc có 3.183 Chấp hành viên (gồm 451Chấp hành viên cấp tỉnh và 2.732 Chấp hành viên cấp huyện). Ngồi ra cịn có 35 Chấp hành viên của các cơ quan thi hành án trong quân đội [1],[2],[3],[5].

Về trình độ của Chấp hành viên, để phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao tiêu chuẩn Chấp hành viên và xác định quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chặt chẽ nhằm từng bước tăng cường đội ngũ Chấp hành viên tương xứng với vị trí, trách nhiệm, quyền hạn được giao. Vì vậy, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Nghị định 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ đã quy định Chấp hành viên các cấp đều phải có trình độ Đại học Pháp lý và tương đương. Tiêu chuẩn "tương đương" Đại học Pháp lý được Thông tư số 555 – TT/THA ngày 10/6/1993 của Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng cho những người đã học xong chương trình Đại học Pháp lý nhưng chưa được cấp bằng Đại học Pháp lý hoặc những người đã tốt nghiệp Cao đẳng Tòa án, Cao đẳng Kiểm sát, Cao đẳng Cảnh sát, Cao đẳng An ninh đang làm công tác pháp luật hoặc những người đang học Đại học Pháp lý tại chức đã qua 3/4 chương trình hoặc những người đã học xong 5 khóa ln huấn theo chương trình Đại học Pháp lý. Đây chỉ là giải pháp tình thế nhằm giải quyết vấn đề thiếu nguồn bổ nhiệm Chấp hành viên tại

thời điểm các cơ quan thi hành án mới được thành lập, và chỉ áp dụng trong phạm vi 5 năm kể từ ngày Thông tư này được ký ban hành. Những năm gần đây, sau khi Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 được ban hành, quy định Chấp hành viên phải có trình độ Cử nhân Luật trở lên, việc rà soát, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chấp hành viên được thực hiện theo quy trình hết sức chặt chẽ nhằm củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ Chấp hành viên. Những Chấp hành viên khơng đáp ứng được u cầu về trình độ chun mơn nghiệp vụ đều bị miễn nhiệm. Trong các năm 2005, 2006, 2007 và năm 2008 số Chấp hành viên mới được bổ nhiệm 100% có trình độ Cử nhân Luật, đều đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án. Vì vậy hiện nay hầu hết (trên 90%) trong số 3183 Chấp hành viên trong toàn quốc đáp ứng yêu cầu về chuyên mơn nghiệp vụ, có trình độ Đại học Luật và tương đương Trung cấp chính trị trở lên (trừ một số ít Chấp hành viên có trình độ Trung cấp pháp lý, chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, do thiếu nguồn cán bộ); trong đó 14 Chấp hành viên có trình độ Thạc sĩ Luật, 136 Chấp hành viên có trình độ Cao cấp lý luận chính trị; 100% Chấp hành viên là Đảng viên [1,2,3,5]. Có thể thấy, kể từ khi các cơ quan thi hành án dân sự được thành lập, đội ngũ Chấp hành viên trong toàn quốc đã được củng cố, tăng cường một cách toàn diện cả về số lượng cũng như về chất lượng nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)