Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thể hiện ở trình tự, thủ tục thi hành án trong giai đoạn đương sự tự nguyện thi hành án

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 44 - 52)

thi hành án trong giai đoạn đương sự tự nguyện thi hành án

Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự nói chung và là nhiệm vụ duy nhất của các Chấp hành viên nói riêng. Q trình tổ chức thi hành án có thể được chia ra các giai đoạn khác nhau như giai đoạn đương sự tự nguyện thi hành án, giai đoạn tổ chức cưỡng chế thi hành án và giai đoạn kết thúc thi hành án.Việc thi hành án dân sự cũng có thể kết thúc ở bất kỳ giai đoạn nào như giai đoạn tự nguyện thi hành án, giai đoạn chuẩn bị cưỡng chế và ngay cả trong khi cưỡng chế nếu đương sự tự nguyện thi hành án. Trong giai đoạn đương sự tự nguyện thi hành án pháp luật quy định cho Chấp hành viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Thứ nhất, nhiệm vụ của Chấp hành viên.

Khi nhận được bản án, quyết định từ Tịa án hoặc từ các cơ quan có thẩm quyền chuyển giao hoặc khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án của đương sự (người được thi hành án hoặc người phải thi hành án), Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án và phân công cho Chấp hành viên trực tiếp tổ chức thi hành. Để tổ chức thi hành án, nhiệm vụ đầu tiên mà Chấp hành viên phải thực hiện là:

(i) Ra giấy báo tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án:

Theo Điểm a Mục 2.1 của Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự thì sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải phân công cán bộ vào sổ thụ lý thi hành án và Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc đó. Trong thời hạn khơng q hai ngày làm việc, kể từ ngày được phân công Chấp hành viên phải lập hồ sơ thi hành án. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Chấp hành viên phải tiến hành trong việc lập hồ sơ thi hành án là ra giấy báo tự nguyện thi hành án (theo mẫu chung của Bộ Tư pháp ban hành) trong đó phải ấn định thời gian tự nguyện cho người phải thi hành án là 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông

báo hợp lệ quyết định thi hành án theo khoản 1 Điều 45 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Còn theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 tại Khoản 3 Điều 6 đã quy định “Căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án

thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh này”. Như vậy,

Luật thi hành án dân sự chỉ cho phép Chấp hành viên ấn định thời gian tự nguyện thi hành án cho đương sự trong tất cả các vụ việc là 15 ngày, nhưng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 cho phép Chấp hành viên lựa chọn thời gian tự nguyện thi hành án đó là thời gian “khơng vượt q 30 ngày” theo đó, Chấp hành viên có quyền được ấn định số ngày bất kỳ để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án với điều kiện số ngày đó khơng được vượt quá 30 ngày. Trên thực tế, các vụ việc khác nhau thì Chấp hành viên cũng đã ấn định số ngày tự nguyện thi hành án là khác nhau, có thể là 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày… và 30 ngày. Việc ấn định thời gian tự nguyện này hoàn toàn do ý thức chủ quan của Chấp hành viên và các Chấp hành viên khác nhau thì áp dụng quy định này cũng rất khác nhau, khi ấn định thời gian tự nguyện nào đó cho người phải thi hành án, Chấp hành viên thường căn cứ vào các điều kiện địa lý như đường xá hoặc căn cứ vào số tiền phải thi hành án ít hay nhiều…để ấn định chứ pháp luật không quy định cụ thể thời gian tự nguyện chung cho tất cả các trường hợp như Điều 45 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Chính vì vậy, nhiều vụ việc đã bị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp khi thực hiện quyền kiểm sát thi hành án đã yêu cầu Chấp hành viên lý giải vụ này tại sao lại ấn định thời gian tự nguyện là 10 ngày, vụ khác lại là 15 ngày và vụ kia lại là 30 ngày… gây rất nhiều phiền hà cho Chấp hành viên (việc này đã xảy ra tại cơ quan thi hành án thành phố Hồ Chí Minh). Có thể nói, với những quy định Luật thi hành án dân sự chỉ cho đương sự tự nguyện thi hành án thống nhất là 15 ngày đã giúp các Chấp hành viên áp dụng quy định “ấn định thời gian tự nguyện thi hành án” một cách dễ dàng hơn và đỡ phiền tối hơn, đặc biệt góp phần rút ngắn thời gian tổ chức thi hành vụ việc làm tăng hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Việc ra giấy báo tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nhằm xác định trách nhiệm cá nhân của Chấp hành viên đối với việc

thi hành án. Chỉ có Chấp hành viên mới được ký, ban hành và Chấp hành viên chịu trách nhiệm về nội dung của giấy báo tự nguyện thi hành án. Giấy báo tự nguyện thi hành án bao giờ cũng được Chấp hành viên lưu tại hồ sơ thi hành án để chứng minh nhiệm vụ của mình đã hồn thành. giấy báo tự nguyện thi hành cịn có ý nghĩa xác định nghĩa vụ của người phải thi hành án chỉ được tự nguyện thi hành án trong khoảng thời gian nhất định. Hết thời gian đó mà người phải thi hành án không thi hành sẽ bị Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, lúc đó giấy báo tự nguyện trở thành căn cứ để Chấp hành viên áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án buộc người phải thi hành án thi hành triệt để các nghĩa vụ của họ đã được xác định trong bản án, quyết định.

(ii) Thông báo các quyết định thi hành án và giấy báo tự nguyện thi hành án: Nhiệm vụ tiếp theo của Chấp hành viên trong giai đoạn tự nguyện thi hành án là việc thông báo các văn bản thi hành án đến đương sự và những người có liên quan. Cụ thể trong giai đoạn tự nguyện thi hành án Chấp hành viên có nhiệm vụ thơng báo Quyết định thi hành án và giấy báo tự nguyện thi hành án cho đương sự và những người có liên quan. Điều 34 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định “Chấp hành viên giao trực tiếp các quyết định, giấy báo, giấy triệu tập về thi hành án cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan”. Theo đó, việc quy định về nghĩa vụ thông báo các văn bản về thi hành án của Chấp hành viên rất chung chung, thiếu cụ thể đặc biệt không chỉ ra được đối tượng được nhận thông báo. Theo quy định của Điều 34 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì mọi văn bản về thi hành án, Chấp hành viên phải thực hiện thông báo đến người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Thực tế, các Chấp hành viên chỉ thông báo văn bản về thi hành án cho những người có nghĩa vụ thực hiện, ví dụ Quyết định thi hành án, Giấy báo tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên chỉ tống đạt cho người phải thi hành án để họ thực hiện nghĩa vụ đã xác định tại Quyết định thi hành án đó mà thơi. Vì vậy, đã có rất nhiều đương sự lợi dụng quy định tại Điều 34 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 khiếu nại việc làm của Chấp hành viên đó là việc Chấp hành viên chưa thực hiện thông báo đầy đủ văn bản thi hành án cho họ. Mặt khác, Pháp lệnh thi hành án dân sự cũng không quy định về thời gian mà các Chấp hành viên phải thực hiện việc thông

báo. Trừ trường hợp duy nhất quy định tại Điều 11 Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án đã quy định “Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo việc kê biên quyền sử dụng đất cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người nhận thế chấp, người nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất…”. Như vậy, có thể nói các quy định về thông báo thi hành án của các Pháp lệnh thi hành án dân sự trước đây rất chung chung, thiếu cụ thể. Khắc phục những điểm bất cập này, Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đã quy định “ Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác lien quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó. Luật thi hành án dân sự đã quy định một cách rõ ràng về đối tượng mà Chấp hành viên phải thông báo các văn bản thi hành án. Khi xác định đối tượng phải thông báo, Chấp hành viên phải xem xét nội dung của từng văn bản thông báo và Chấp hành viên chỉ phải thông báo tới những người để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định chính tại nội dung của văn bản thơng báo đó. Ví dụ, quyết định thi hành án về khoản án phí thì Chấp hành viên chỉ cần thông báo tới người phải thi hành án mà không cần thiết phải thông báo đến người được thi hành án. Về thời gian thông báo, Khoản 2 Điều 39 Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định rất cụ thể: “Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án”. Như vậy, trong mọi vụ việc thi hành án, khi ban hành một văn bản nào đó về thi hành án thì Chấp hành viên phải có nghĩa vụ thơng báo văn bản đó cho đương sự và những người có liên quan để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo văn bản thông bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản đó. Đây là một trong những nghĩa vụ của Chấp hành viên mà pháp luật đã quy định trước khi tiến hành các tác nghiệp khác của thi hành án dân sự. Việc thông báo các văn bản, giấy tờ thi hành án tới những người có quyền và nghĩa vụ thi hành án là việc làm rất quan trọng của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án. Pháp luật quy định quyền được nhận thông báo, quyền được biết trước những nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án để họ có thời gian chuẩn bị điều kiện thi hành

hoặc họ cịn có quyền khiếu nại những nội dung thông báo, những hành vi của Chấp hành viên... Chính vì vậy trong thời gian luật định thì Chấp hành viên phải kịp thời thơng báo cho những người được thông báo và trong một chừng mực nào đó thơng báo cịn là cơ sở để Chấp hành viên tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo. Nếu khơng có hoạt động thơng báo Chấp hành viên không thể tiến hành được các tác nghiệp khác.

(iii) Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, xác minh tài sản của người phải thi hành án. Tại sao, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án ngay trong giai đoạn tự nguyện thi hành án. Vì, tại Khoản 1 Điều 20 Luật thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ của Chấp hành viên là phải “kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công” và Điều 46 Luật thi hành án dân sự quy định “Hết thời gian tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà khơng tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án” để có căn cứ áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc các biện pháp cưỡng chế thi hành án quy định tại Chương IV Luật thi hành án dân sự năm 2008 khi hết thời gian tự nguyện (15 ngày) hoặc để có căn cứ đề xuất với Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra các quyết định như: quyết định hỗn, đình chỉ, trả đơn yêu cầu thi hành án thì một trong những nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thời gian đương sự tự nguyện thi hành án là nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Xác minh tài sản (điều kiện thi hành án) của người phải thi hành án theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành là nghĩa vụ của Chấp hành viên. Theo đó, mọi việc thi hành án (thi hành án theo đơn yêu cầu và chủ động thi hành án), Chấp hành viên đều phải chủ động tiến hành xác minh tài sản cũng như điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Có thể nói xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Biên bản xác minh sẽ là cơ sở đầu tiên để Chấp hành viên tiến hành các tác nghiệp tiếp theo, nếu khơng có hoạt động xác minh thì Chấp hành viên không thể tiến hành các hoạt động tiếp theo được. Biên bản xác minh điều kiện thi hành án là cơ sở để Chấp hành viên tiếp tục tổ chức thi hành án (nếu người phải thi hành án có tài sản, có điều kiện thi hành án) hoặc tạm dừng việc thi hành án như: trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án, hoặc hoãn thi hành án… (nếu người phải thi hành án khơng có tài sản hoặc chưa có điều kiện thi hành án). Với tầm

quan trọng đó, nhiệm vụ xác minh của Chấp hành viên phải tuân thủ các nguyên tắc như: Phải xác minh một cách trực tiếp, kịp thời và chính xác được quy định rải rác ở các văn bản hướng dẫn thi hành án dân sự như Tại Mục 5 Công văn 404/ TP-THA ngày 24/2/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nghiệp vụ thi hành án có quy định “Chấp hành viên phải trực tiếp xác minh, khi xác minh trực tiếp Chấp hành viên phải xác minh cụ thể hiện trạng tài sản, điều kiện kinh tế…” và tại quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự cũng quy định “…Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản …”.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 4 ngày 14/11/2008 về việc thi hành Luật thi hành án dân sự, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã mở rộng nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án theo hướng chuyển dần sang người được thi hành án, nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án trong một chừng mức,thuộc về người được thi hành án, thể hiện như sau: khi người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án thì phải cung cấp về thơng tin tài sản của người phải thi hành án (Điều 31 Luật thi hành án dân sự năm 2008) và Điều 44 Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã quy định “Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)