Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong giai đoạn tổ chức cưỡng chế thi hành án

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 82 - 93)

đoạn tổ chức cưỡng chế thi hành án

Thứ nhất, việc lựa chọn biện pháp cưỡng chế của các Chấp hành viên theo Pháp

lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và theo Luật thi hành án dân sự.

Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và Luật thi hành án dân sự năm 2008 có sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án, mỗi một biện pháp cưỡng chế có những điều kiện áp dụng nhất định. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì Chấp hành viên căn cứ vào nghĩa vụ phải thi hành án, biên bản xác minh tài sản của người phải thi hành và theo đề nghị của người phải thi hành án để lựa chọn biện pháp cưỡng chế đã được quy định tại Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế mà mình đã lựa chọn. Nhưng trên thực tế vẫn cịn tình trạng Chấp hành viên áp dụng sai biện pháp cưỡng chế do một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan là do năng lực phân tích, tư duy của Chấp hành viên cịn hạn chế,

bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan là do hệ thống pháp luật quy định về các biện pháp cưỡng chế chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên khi áp dụng đã dẫn đến sự nhầm lẫn khơng đáng xảy ra.

Ví dụ, bản án dân sự số 320/HNPT ngày 21/9/2006 của Toà án nhân dân thành phố H xét xử phúc thẩm bản án số 20/HNST ngày 30/7/2006 của Toà án nhân dân quận 11 thành phố H. về việc ly hôn giữa nguyên đơn là bà Tô Khiết Hiền, và bị đơn là ông Lâm Chung Việt. Phần quyết định của bản án đã tuyên như sau:

“...Về con chung:

+ Giao cho bà Tô Khiết Hiền được trực tiếp nuôi hai trẻ là Lâm Kim Phượng sinh ngày 27/8/1994 và Lâm Kim Ngân sinh ngày 12/01/1998.

+ Ông Lâm Chung Việt được trực tiếp nuôi trẻ Lâm Kim Oanh sinh ngày 20/3/ 1991.

Ông Lâm Chung Việt hàng tháng phải cấp dưỡng nuôi cháu Ngân và Phượng 500.000đ/1tháng giao cho bà Tô Khiết Hiền cho đến khi hai cháu đủ 18 tuổi.

Về tài sản: Ông Lâm Chung Việt được quyền sở hữu một căn nhà có giá trị là 500 triệu đồng và có nghĩa vụ thanh tốn tiền chênh lệnh tài sản cho bà Tô Khiết Hiền là 250 triệu đồng…”

Bản án có hiệu lực pháp luật, bà Hiền có đơn yêu cầu thi hành án khoản cấp dưỡng nuôi con và khoản chênh lệch tài sản theo bản án tuyên. Cơ quan thi hành án dân sự quận 11 thành phố H đã ra quyết định thi hành án và giao cho Chấp hành viên tổ chức thi hành. Xác minh điều kiện thi hành án của ông Việt được biết “ông Việt hiện là bác sỹ làm việc tại bệnh viện N, có mức lương hàng tháng là 3.600.000 đồng và ông Việt vừa trúng giải sổ số đặc biệt do công ty sổ số kiến thiết thành phố H tổ chức với số tiền là 300 triệu đồng. Chấp hành viên đã ra quyết định kê biên, xử lý số tiền trên của ông Việt tại Công ty sổ số kiến thiết thành phố H theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 để bảo đảm thi hành án. Phân tích các quy định của pháp luật trong trường hợp đối tượng cưỡng chế là tiền thì khơng có biện pháp cưỡng chế nào là biện pháp kê biên, xử lý tiền của người phải thi hành án để bảo đảm thi hành án và khi kê biên Chấp hành viên đã “bất chấp” cả nguyên tắc tương ứng, lẽ ra trong trường hợp này

Chấp hành viên phải lựa chọn biện pháp cưỡng chế trừ vào tiền của người phải thi hành án theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Pháp lệnh thi hành án và chỉ được trừ đủ với số tiền mà ông Việt phải thi hành án chứ không được kê biên thừa số tiền đó. Đây là một trong những hạn chế mà Chấp hành viên rất hay mắc phải. Lý do mà Chấp hành viên áp dụng sai các biện pháp cưỡng chế là do trình độ chun mơn, trình độ tư duy, phân tích pháp luật cịn hạn chế, mặt khác cũng do pháp luật chưa có những quy định cụ thể về thủ tục áp dụng với từng đối tượng tài sản cưỡng chế. Khắc phục điểm hạn chế này của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Luật thi hành án dân sự đã hoàn thiện dần các quy định về cưỡng chế thi hành án. Luật thi hành án dân sự đã chia ra các nhóm đối tượng tài sản bị cưỡng chế như đối tượng cưỡng chế thi hành án là tiền, là vật, là quyền sử dụng đất, nhà ở, quyền sở hữu trí tuệ…và mỗi một nhóm đối tượng cưỡng chế có những nguyên tắc, điều kiện và biện pháp cụ thể cho nhóm đó, giúp Chấp hành viên có căn cứ cụ thể khi áp dụng và sẽ tránh được sự nhầm lẫn khi lựa chọn các biện pháp cưỡng chế như quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.

Thứ hai, về thời gian ra quyết định cưỡng chế

Theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 cũng như theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về thời hạn Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế mà chỉ quy định một cách khá chung chung là “hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án thì phải cưỡng chế thi hành” chính vì vậy, các Chấp hành viên có các quan điểm khác nhau về thời gian ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Quan điểm thứ nhất, thời điểm ra quyết định cưỡng chế là thời điểm hết 15 ngày tự nguyện, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, nghĩa là ngày thứ 16 là Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà khơng tự nguyện thi hành án. Trong quyết định cưỡng chế Chấp hành viên phải ấn định thời gian (ngày, giờ) tổ chức cưỡng chế theo mẫu Quyết định cưỡng chế của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP ngày 12/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quan điểm thứ hai, để tổ chức cưỡng chế được một vụ việc không đơn giản mà phải họp bàn các cơ quan liên ngành như Công an, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương nơi tổ chức cưỡng chế… và

đặc biệt còn phải xin ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo chỉ thi hành án …Trên cơ sở đó, Chấp hành viên mới thống nhất thời gian (ngày, giờ) tổ chức cưỡng chế và ra quyết định cưỡng chế. Trên thực tế, các cơ quan thi hành án dân sự khác nhau thì vận dụng thời điểm ra quyết định cưỡng chế cũng rất khác nhau không theo một thời điểm nhất định nào cả vì pháp luật chưa có quy định cụ thể.

Ví dụ: Quyết định thi hành án số 40/QĐ-YC.THA ngày 08/3/2006 của Thi hành

án dân sự quận 6 thành phố Hồ Chí Minh cho thi hành khoản “ơng Trần Văn Công và bà Trần Thị Thu Mỹ là đồng sở hữu nền đất 82m2 số thửa 27 đường Chợ Lớn phường 11 quận 6 thành phố Hồ Chí Minh. Phần quyền của mỗi bên là 50%. Nếu quá 4 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật mà vẫn chưa tự bán được hai bên có quyền yêu cầu thi hành án dân sự quận 6 tổ chức phát mãi để chia đôi”. Quyết định được giao cho Chấp hành viên tổ chức thi hành. Ngày 21 tháng 6 năm 2007, Chấp hành viên mới ra giấy báo tự nguyện thi hành án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 21/6/2007 để ông Công và bà Thu Mỹ tự nguyện thi hành án. Qua thời gian hơn hai năm thuyết phục giáo dục ông Công và bà Thu Mỹ tự nguyện thi hành án nhưng khơng có kết quả nên ngày 03/6/2008,

Chấp hành viên mới ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên quyền sử dụng đất của ông Công và bà Thu Mỹ để bảo đảm thi hành án. Rõ ràng, trong tình hồ sơ thi hành án này Chấp hành viên đã ra quyết định cưỡng chế rất chậm (sau hơn hai năm so với thời điểm ra quyết định thi hành án) mặc dù điều kiện thi hành án đã có đó chính là nền đất 82m2 số thửa 27 đường Chợ Lớn phường 11 quận 6 thành phố Hồ Chí Minh. Việc chậm chễ ra quyết định cưỡng chế dẫn đến kéo dài thời gian thi hành án vụ việc nhưng Chấp hành viên vẫn không vi phạm pháp luật và các cơ quan chức năng như Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án cấp trên trong quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra và kiểm sát thi hành án hàng năm khơng có ý kiến gì. Phải chăng pháp luật chưa quy định rõ ràng về thời gian ra quyết định cưỡng chế nên các cơ quan chức năng khơng có căn cứ để phê bình hoặc rút kinh nghiệm hoặc kỷ luật về việc ra quyết định cưỡng chế chậm chễ trên của Chấp hành viên.

Từ thực tế trên, để Chấp hành viên áp dụng thời điểm ra quyết định cưỡng chế thi hành án một cách thống nhất và khoa học, mặc dù Luật thi hành án dân sự đã được Quốc Hội

thơng qua và có hiệu lực pháp luật vào ngày 01/7/2009, nhưng cũng chưa có điều luật nào quy định một cách rõ ràng về thời gian ra quyết định cưỡng chế đối với tất cả vụ việc thi hành án khi hết thời gian tự nguyện thi hành án. Vì vậy, để các Chấp hành viên thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình một cách thống nhất, pháp luật nên có quy định rõ ràng hơn về thời hạn ra quyết định cưỡng chế như quy định về thời hạn xác minh điều kiện thi hành án mà Điều 44 Luật thi hành án dân sự đã quy định.

Thứ ba, về việc phối hợp với cơ quan công an trong công tác cưỡng chế thi hành

án.

Pháp luật quy định Chấp hành viên là người chủ trì cuộc cưỡng chế, như vậy có nghĩa trong buổi cưỡng chế Chấp hành viên là người chỉ huy, có quyền quyết định mọi vấn đề phát sinh trong buổi cưỡng chế và chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Đây vừa là quyền cũng vừa là nghĩa vụ trọng trách của các Chấp hành viên nhưng thực tế Chấp hành viên thực hiện quyền và nghĩa vụ này như thế nào?

Thực tế, cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế một vụ việc thành công hay không thành công phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng bảo vệ cưỡng chế, đó chính là cơ quan công an. Theo Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 17/9/1993 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc bảo vệ cưỡng chế và Thông tư số 15/2003/TT-BCA ngày 10/9/2003 của Bộ công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc công an nhân dân đã quy định khi có quyết định cưỡng chế, cơ quan công an cùng cấp phải xây dựng kế hoạch bảo vệ cưỡng chế và “Cán bộ, chiến sỹ cảnh sát nhân dân trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình phải chấp hành đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của Chấp hành viên và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm trật tự an tồn trong q trình tổ chức cưỡng chế thi hành án”. Luật thi hành án dân sự cũng quy định “Căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan Cơng an có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội” (Điều 72 Luật thi hành án dân sự năm 2008). Nhưng trên thực tế việc tham gia của cơ quan Công an khi

cưỡng chế còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, một số vụ việc do Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định tổ chức thi hành, xét thấy người phải hành án không tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên đã làm đầy đủ thủ tục chuẩn bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật, Ban chỉ đạo thi hành án có ý kiến chỉ đạo cơ quan Công an xây dựng phương án bảo vệ cưỡng chế thi hành án sau đó trình Ban chỉ đạo duyệt... nhưng thời gian xây dựng phương án bảo vệ cưỡng chế của cơ quan Công an quá lâu, kéo dài 2 đến 3, 4 tháng sau đó lại chờ các cấp duyệt vì vậy rất ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Nhà nước và của công dân, gây bức xúc trong dư luận làm phát sinh khiếu nại, tố cáo... [38]. Hoặc theo Thi hành án dân sự tỉnh Bình Định thì: Từ năm 1993 đến tháng 5 năm 2007, cơ quan Công an cấp tỉnh và cấp huyện tham gia bảo vệ cưỡng chế là 612/1327 việc, trong đó có 30 vụ khơng thành cơng. Trong số 715 vụ việc Cơng an khơng tham gia có nhiều trường hợp do tính chất vụ việc đơn giản nên cơ quan thi hành án không yêu cầu lực lượng bảo vệ của cơ quan Cơng an, nhưng cũng có nhiều trường hợp Thi hành án dân sự các huyện đã làm đầy đủ thủ tục yêu cầu Công an huyện cử lực lượng bảo vệ cưỡng chế nhưng Cơng an khơng tham gia, hoặc có địa phương Cơng an huyện u cầu cơ quan thi hành án phải sao gửi toàn bộ hồ sơ thi hành án để xem xét mới cử lực lượng công an tham gia nên Chấp hành viên ln bị động trong việc bố trí lực lượng bảo vệ cưỡng chế ... Nhìn chung trong các vụ cưỡng chế thi hành án, nếu lực lượng Công an tham gia một cách nhiệt tình, có trách nhiệm thì thường thành cơng. Nhưng có nơi việc tham gia của lực lượng Cơng an cịn mang tính hình thức, chưa thật sự nhiệt tình, chưa làm hết trách nhiệm, nhất là khi Chấp hành viên yêu cầu tạm giữ người chống đối thi hành cơng vụ hoặc tạm giữ người có hành vi cản trở thi hành án thì hầu hết là bị Cơng an từ chối, nhiều vụ việc đương sự sử dụng hung khí đe dọa tấn cơng Hội đồng cưỡng chế hay có vụ đương sự dùng người già và trẻ em làm bình phong để chống đối thì Cơng an không kiên quyết xử lý, không ngăn chặn kịp thời hành vi trái pháp luật của đương sự [39].

Bên cạnh đó, một số ít lãnh đạo chính quyền cơ sở có tâm lý "thi hành án là việc chưa cháy nhà chết người, là việc của cá nhân với nhau, địa phương còn nhiều việc phải tập trung giải quyết hơn" [49] nên cũng chưa coi trọng việc phối hợp khi nhận được yêu cầu của Chấp hành viên.

Ví dụ, việc tổ chức cưỡng chế vụ án chia di sản thừa kế giữa bà Hồng và ơng Chính tại TP. Nam Định, trong đó bà Hồng là người phải thi hành án. Cơ quan thi hành án tỉnh Nam định đã làm việc rất nhiều lần với cơ quan công an đề nghị xây dựng kế hoạch bảo vệ cưỡng chế vì đây là việc thi hành án rất phức tạp đã được Tòa án xét xử qua 05 lần. Bà Hồng và ơng Chính là hai chị em cùng cha khác mẹ nhưng tình cảm chị em đã khơng cịn và đã trở lên căm phẫn nhau qua các phiên tòa xét xử, bà Hồng luôn luôn tuyên bố khơng thể chia đất cho ơng Chính dù có phải chết…và trong q trình thi hành án bà Hồng khơng nhận bất cứ một giấy tờ nào từ phía cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án tỉnh Nam Định xác định nếu khơng có kế hoạch bảo vệ cưỡng chế chi tiết, cụ thể thì khơng thể nào cưỡng chế thành cơng, nhưng cơ quan Cơng an thì lại trả lời cơ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 82 - 93)