VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Để thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về cải cách tư pháp trong những năm tới. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng chỉ rõ: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý của từng cơ quan, chức danh tư pháp. …Hai Nghị quyết trên đã nhấn mạnh “Xây dựng Bộ luật thi hành án điều
chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án” và chỉ rõ lộ trình cụ thể từ nay đến năm 2010 phải “Chuẩn bị các điều kiện về
cán bộ, cơ sở vật chất để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp”.
Vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên vừa là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của Chiến lược cải cách tư pháp, vừa là nhiệm vụ của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Căn cứ vào chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án
nói chung, trong hoạt động thi hành án dân sự nói riêng cần tuân theo những phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, nâng cao tính độc lập, chủ động của Chấp hành viên trong việc việc tổ chức
thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định khác do pháp luật quy định.
Hai là, tăng quyền hạn cho Chấp hành viên, đồng thời nâng cao trách nhiệm của
Chấp hành viên đối với các hành vi và quyết định về thi hành án của mình.
Ba là, tiếp tục mở rộng các quyền năng cho Chấp hành viên để Chấp hành viên
hoàn toàn chủ động và độc lập trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định.
Để thực hiện các phương hướng nói trên, luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện sau đây: