Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Chấp hành viên trong công tác thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 74 - 78)

sát, kịp thời hơn, đạt hiệu quả cao hơn, nhất là đối với các vụ phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.

Ba là, đã tổ chức thi hành dứt điểm nhiều vụ án khó khăn, phức tạp, tồn đọng

nhiều năm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân (như vụ bà Thuận - Thảo, vụ bà Oanh - Thái, vụ án lao động của bà Thiềm ở Nam Định; vụ bà Xuân - Lộc ở Long An; vụ Công ty Cửu Long và vụ bà Tha ở An Giang…). Đáng chú ý, trong những năm gần đây, các cơ quan thi hành án đã phải tổ chức thi hành những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tính chất hết sức phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn về kinh tế cũng như chính trị, trật tự, an tồn xã hội như vụ Epco - Minh Phụng phải thi hành trên 4.000 tỷ đồng; vụ Tân Trường Sanh phải thi hành trên 1.000 tỷ đồng (riêng vụ Epco - Minh Phụng, Thủ tướng Chính phủ phải thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ để chỉ đạo quá trình thi hành án). Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành chức năng ở Trung ương và địa phương, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành án về cơ bản đã dần được giải quyết.

2.3.2. Việc áp dụng các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong một số giai đoạn thi hành án dân sự từ năm 2004 đến nay viên trong một số giai đoạn thi hành án dân sự từ năm 2004 đến nay

2.3.2.1. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Chấp hành viên trong công tác thi hành án dân sự công tác thi hành án dân sự

Điều 20 Luật thi hành án dân sự đã quy định chín nhiệm vụ, quyền hạn của một Chấp hành viên để tổ chức thi hành các bản án, quyết định. Trong những năm qua phải khẳng định rằng, từ khi công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ, mặc dù đội ngũ Chấp hành viên vừa thiếu, vừa yếu, các cơ quan thi hành án dân sự vừa phải giải quyết cơng việc vừa bổ sung, kiện tồn tổ chức, nhưng với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan có thẩm quyền và sự nỗ lực, cố gắng của từng Chấp hành viên, năng lực của đội ngũ Chấp hành viên trong thi hành án dân sự ở Việt Nam thời gian qua đã được nâng lên đáng kể. Hầu hết các Chấp hành viên khi được bổ nhiệm, tái bổ nhiệm đều có trình độ cử nhân Luật và tương đương trung cấp chính trị, được bồi dưỡng thêm kiến thức về quản lý hành chính nhà nước,

nhiều Chấp hành viên cịn được đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị nên năng lực tư duy lý luận của đội ngũ Chấp hành viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Bên cạnh đó, do trước khi được bổ nhiệm các Chấp hành viên đều đã trải qua thời gian làm cơng tác pháp luật ít nhất là 4 năm đối với cấp huyện, 10 năm đối với cấp tỉnh nên những kiến thức, bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn công tác đã được đúc kết thành những tri thức mang tầm lý luận giúp cho các Chấp hành viên nhanh chóng, dễ dàng nắm bắt nội dung, tính chất của từng vụ việc để lập phương án, kế hoạch thi hành án phù hợp và phát hiện, phân tích những vấn đề mới nảy sinh trong khi tổ chức thi hành án để tìm biện pháp giải quyết thích hợp. Đồng thời, với lực lượng dần được "trẻ hóa", khả năng nhận thức, nắm bắt nhanh nhạy chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để triển khai, vận dụng vào thực tiễn thi hành án của các Chấp hành viên ngày càng được nâng cao.

Trong thời gian qua, nhìn chung đội ngũ Chấp hành viên luôn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đều phát huy được năng lực chun mơn, tính năng động, tích cực, sự sáng tạo, tính quyết đốn trong cơng việc. Mặc dù số lượng vụ việc phải đưa ra thi hành là rất lớn dẫn đến tình trạng “q tải” trong cơng việc nhưng hầu hết các Chấp hành viên đã tích cực, chủ động điều tra, xác minh điều kiện về tài sản của người phải thi hành án, tìm kiếm, xác định rõ các căn cứ để lên phương án tổ chức thi hành án. Nhiều Chấp hành viên đã nhanh nhạy, khéo léo trong quá trình xác minh thi hành án nên đã ngăn ngừa được tình trạng tẩu tán tài sản, che giấu tài sản để lẩn tránh nghĩa vụ thi hành án. Phần lớn các Chấp hành viên đều áp dụng chính xác các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự vào nội dung, tính chất, tình hình thực tế của từng vụ việc để lựa chọn các biện pháp thi hành án phù hợp. Biện pháp chủ yếu mà các Chấp hành viên đặt lên hàng đầu là kiên trì giáo dục, động viên, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành các nghĩa vụ của mình theo đúng phán quyết của Tòa án. Ngược lại, nếu sau khi xác minh thấy đương sự có điều kiện thi hành án, mặc dù đã kiên trì động viên, thuyết phục nhưng xét thấy người phải thi hành án ý thức chấp hành pháp luật khơng tốt, có biểu hiện tẩu tán tài sản, hoặc cố tình chây ỳ khơng tự nguyện thi hành án, Chấp hành viên đã kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án để tổ chức thi hành dứt điểm bản án,

quyết định của Tịa án. Trong q trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định đa số các Chấp hành viên đã thể hiện tính kiên nhẫn giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án của Chấp hành viên.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua một số Chấp hành viên khi làm việc mắc phải bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, phiến diện dẫn đến lúng túng, thậm chí sai lầm trong khi tổ chức thi hành án. Một số Chấp hành viên chưa nhận thức rõ vai trị, vị trí của mình trong q trình thi hành án nên giao cho cán bộ thi hành án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên dẫn đến vi phạm pháp luật. Một số Chấp hành viên không nhanh nhạy, khơn khéo, thiếu tầm nhìn xa, trơng rộng khi tổ chức thi hành những vụ việc có tính chất nhạy cảm, trong những thời điểm nhạy cảm nên có khi việc thi hành án tạo thành "điểm nóng" ở địa phương; hoặc giải quyết cơng việc một cách cứng nhắc, không quan tâm đến những yếu tố kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như hoàn cảnh, điều kiện của người phải thi hành án làm cho đương sự có những phản ứng tiêu cực gây mất trật tự an ninh chính trị như bắt giữ người thi hành công vụ, tụ tập đông người để khiếu kiện tại cơ quan nhà nước, thậm chí là tự thiêu để phản đối việc thi hành án như vụ chia nhà đất ở huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình...; hoặc bế tắc khi giải quyết những loại việc mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường có liên quan tới thị trường chứng khốn... Chấp hành viên áp dụng sai các quy định của pháp luật trong việc giải quyết những quan hệ pháp luật cụ thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là khi thi hành nghĩa vụ của một người vợ (hoặc chồng) chấp hành viên đã kê biên tài sản chung của vợ chồng nhưng lại không xử lý theo quy định của pháp luật hơn nhân gia đình hoặc Bộ luật dân sự dẫn đến khiếu kiện nhiều, chẳng hạn năm 2008 Cục Thi hành án dân sự đã nhận 2.224 đơn khiếu nại về thi hành án, tiếp 456 lượt công dân [5].

Về nhiệm vụ “kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công và ra các quyết định về thi hành án của các Chấp hành viên” thực tế vẫn còn hạn chế, thể hiện qua việc mặc dù người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng Chấp hành viên không ra quyết định cưỡng chế để buộc họ phải thi hành. Tại báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2007 phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của Bộ Tư pháp đã khẳng định: "Một số cán bộ thi hành án chưa tích cực, chủ động trong cơng tác: chậm ra quyết định thi hành

án, chưa kịp thời xác minh điều kiện thi hành án hoặc không kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án mặc dù người phải thi hành án có điều kiện thi hành". Theo Báo cáo của ngành Kiểm sát, từ năm 1998 đến năm 2002 đã có tới 12.004 việc có điều kiện thi hành, có tài sản nhưng có đến 2.526 vụ việc Chấp hành viên chưa ra quyết định cưỡng chế. Do đó, Viện Kiểm sát phải yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Nhiều vụ việc khi kiểm tra Chấp hành viên chỉ mới tiến hành xác minh với nội dung sơ sài như “bản thân người phải thi hành án đang thụ hình, trong nhà khơng có tài sản gì” ...Như vậy, Chấp hành viên chưa làm trịn trách nhiệm của Nhà nước giao phó để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân đã được ghi nhận tại bản án, quyết định.

Về việc thực hiện quyền yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật. Trên thực tế khi thi hành công vụ, Chấp hành viên phải sử dụng quyền này rất nhiều nhưng cũng rất ít cơ quan Cơng an ủng hộ đề nghị của Chấp hành viên để tạm giữ người chống đối việc thi hành án. Ví dụ, vụ giao đất giữa bà Hách và ông B. ở huyện Từ Liêm, Hà Nội khi cơ quan thi hành án tổ chức cưỡng chế có đủ các thành phần tham gia, trong đó lực lượng cơng an bảo vệ có tới 50 người nhưng trong suốt quá trình cưỡng chế người phải thi hành án đã dùng nhiều từ ngữ vơ văn hóa chửi các cán bộ, Chấp hành viên của cơ quan thi hành án kể cả cán bộ kiểm sát. Người phải thi hành án cịn có hành vi đổ cả xơ nước bùn bẩn vào cán bộ thi hành án đang thi hành nhiệm vụ...Trước tình hình đó Chấp hành viên đã yêu cầu Công an tạm gữi người phải thi hành án để Hội đồng cưỡng chế tiếp tục làm việc nhưng Công an chỉ dùng biện pháp động viên, thuyết phục và giám sát người phải thi hành án chứ không thực hiện quyền tạm giữ người chống đối việc thi hành án. Để hồn thành nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước giao phó, Chấp hành viên vẫn phải tiếp tục buổi cưỡng chế giao đất nhưng trong một hoàn cảnh vừa làm vừa nghe những lời chửi rủa vơ văn hóa đó cho đến khi kết thúc buổi giao đất. Tình hình này đã xúc phạm rất nghiêm trọng đến danh dự của cán bộ, Chấp hành viên trong ngành thi hành án dân sự mà khơng có sự bảo vệ cần thiết, mặc dù có sự tham gia của lực lượng bảo vệ. Để bảo đảm cho công tác thi hành án nhất là công

tác cưỡng chế thi hành án, nên chăng cần tăng thẩm quyền cho Chấp hành viên đó là quyền ký lệnh hoặc quyền bắt người có hành vi chống đối việc thi hành án.

Mặt khác, để tổ chức thi hành các bản án, quyết định một trong những nhiệm vụ của Chấp hành viên là phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trong một số trường hợp khi Chấp hành viên, cán bộ cơ quan thi hành án đến nhà người phải thi hành án Chấp hành viên đã nhìn được có một xe máy trong nhà. Nhưng khi Chấp hành viên hỏi người phải thi hành án về chiếc xe đó thì người phải thi hành án trả lời là “trong nhà tơi khơng có chiếc xe máy nào cả” khơng cón cách nào khác Chấp hành viên và những người tham gia buổi làm việc đã ra về với nội dung xác minh như sau: “trong nhà người phải thi hành án chỉ có một bộ bàn trà bằng gỗ đã cũ, và một ti vi 14 inh nhãn hiệu samsung đã cũ còn chiếc xe máy thì khơng được đưa vào nội dung xác minh vì khơng thể nhìn thấy để mơ tả tình trạng của chiếc xe và người phải thi hành án khơng thừa nhận có chiếc xe máy đó cho nên nếu ghi vào biên bản thì người phải thi hành án khơng ký tên vào biên bản xác minh. Hoặc một trường hợp khác tại Thi hành án thành phố Hà Nội đã tổ chức thi hành một bản án tuyên ông A phải trả cho công ty B một con dấu có ký hiệu .... Khi tổ chức cưỡng chế Chấp hành viên chỉ yêu cầu ông A phải trả cho cơng ty B con dấu có đặc điểm theo bản án tuyên và khi ông A cố tình khơng giao trả con dấu cho cơng ty B thì Chấp hành viên lập biên bản và phạt tiền ông A chứ không được phép khám nơi ở của ông A để thu hồi con dấu trả cho cơng ty B. Từ những ví dụ trên, nên chăng pháp luật cần bổ sung thẩm quyền cho chấp hành viên trong khi thi hành công vụ như quyền được khám xét người, nơi ở... của người phải thi hành án thì hiệu quả của cơng tác thi hành án dân sự sẽ cao hơn rất nhiều. Theo học viên, để hoạt động thi hành án dân sự được tổ chức một cách an toàn về người và tài sản và đạt được hiệu quả cao cần phải có Cảnh sát tư pháp thuộc cơ quan thi hành án dân sự để họ thực thi nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, Chấp hành viên khi thi hành công vụ. Đồng thời, cần được bổ sung thêm quyền hạn cho Chấp hành viên đó là quyền được khám người, khám nơi cất giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện của người phải thi hành án trong khi thi hành công vụ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 74 - 78)