Địa vị pháp lý của Chấp hành viên thể hiện ở nhiệm vụ, quyền hạn chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 41 - 44)

của Chấp hành viên Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự, bao gồm:

- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.

- Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên.

- Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án;

- Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án;

- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; Thu giữ tài sản thi hành án.

- Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.

- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

- Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác;

- Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành cơng vụ theo quy định của Chính phủ [33].

Các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên là những nhiệm vụ, quyền hạn chung nhất của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Còn nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp

hành viên trong từng giai đoạn thi hành án cụ thể thì được ghi nhận ở những quy định riêng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thi hành các bản án, quyết định, chẳng hạn như nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong giai đoạn đương sự tự nguyện thi hành án, trong giai đoạn cưỡng chế thi hành án...

So với Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, năm 1993 và năm 2004 thì quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên đã có sự tiến bộ rõ rệt. Trước đây, các Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa quy định nhiệm vụ của Chấp hành viên là phải kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công, ra các quyết định về thi hành án đã dẫn đến tình trạng “án” đã được thụ lý ra quyết định thi hành nhưng không được Chấp hành viên tổ chức thi hành, có những bản án đã được ra quyết định thi hành một năm sau thì mới được Chấp hành viên tiến hành các tác nghiệp về thi hành án như ra giấy báo tự nguyện thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án... hoặc đã hết thời gian tự nguyện thi hành án nhưng Chấp hành viên không ra quyết định cưỡng chế thi hành án mặc dù người phải thi hành án có điều kiện thi hành án... chưa quy định quyền của Chấp hành viên được yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án. Đặc biệt chưa quy định cho Chấp hành viên quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm mà không cần thông báo trước cho đương sự. Đồng thời, đã quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc áp dụng từng biện pháp bảo đảm. Chưa quy định Chấp hành viên có quyền sử dụng cơng cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ. Thực tiễn cho thấy, thi hành án dân sự là cơng việc khó khăn, phức tạp, sự chống đối, tấn công của đương sự, nhất là người phải thi hành án đa dạng với nhiều hình thức, tình huống bất ngờ, khó lường trước và diễn ra ở các giai đoạn của quá trình thi hành án. Kể cả những vụ việc không phải cưỡng chế nhưng Chấp hành viên, cán bộ thi hành án vẫn bị đương sự dùng hung khí tấn cơng gây thương tích khi xác minh, khi giải quyết việc thi hành án như ở Kon Tum, Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Nội..., Chấp hành viên bị đương sự đánh bằng gậy, gạch, đá gây thương tích khi đến nhà đương sự xác minh, vận động đương sự tự nguyện thi hành án. Mặt khác, việc giữ gìn trật tự, ngăn chặn những hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án là nhiệm vụ được giao cho cơ quan cơng an song, nhiệm vụ đó chỉ diễn ra trong trường hợp tổ chức

cưỡng chế thi hành án. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Chấp hành viên, đến hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Xuất phát từ thực trạng trên, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, cũng như để bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản cơng dân, đồng thời phịng vệ, ngăn chặn những hành vi chống đối quyết liệt của người phải thi hành án Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định Chấp hành viên “được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành cơng vụ theo quy định của Chính phủ”. Khắc phục những bất cập này, Luật Thi hành án dân sự đã quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định.

Địa vị pháp lý của Chấp hành viên không chỉ biểu hiện trực tiếp ở những quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên mà còn biểu hiện gián tiếp một phần qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án và cán bộ cơ quan thi hành án.

Theo Điều 48,49,50 và 51 Luật thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyền ra quyết định hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn yêu cầu thi hành án khi có căn cứ pháp luật. Để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ban hành được một trong những quyết định trên thì nhiệm vụ của Chấp hành viên là phải “tìm cơ sở” và chứng minh được các điều kiện áp dụng các căn cứ pháp luật, từ đó Chấp hành viên có quyền đề xuất với Thủ trưởng cơ quan của đơn vị mình ban hành ra một trong các quyết định trên. Hoặc, một trong những nhiệm vụ của cán bộ thi hành án là ghi biên bản khi Chấp hành viên làm việc với đương sự hoặc khi Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, khi tổ chức cưỡng chế thi hành án... nhưng những biên bản này phải được Chấp hành viên ký tên, đóng dấu. Có nghĩa là nhiệm vụ của Chấp hành viên là phải xem xét lại các nội dung mà cán bộ thi hành án đã ghi có đầy đủ khơng? Đã đúng chưa?, có sai sót gì khơng? Nếu đầy đủ thì Chấp hành viên mới ký tên vào các biên bản đó và chịu trách nhiệm về các nội dung đó. Rõ ràng, địa vị pháp lý của Chấp hành viên còn được thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn của những người khác trong suốt quá trình thi hành án.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)