Thời kỳ từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 33 - 35)

Trước cách mạng tháng tám, ở nước ta tồn tại chế độ Thừa phát lại.Căn cứ Luật tố tụng dân sự ban hành theo Nghị định ngày 16/3/1910 của toàn quyền Đông Dương, Thừa phát lại được tổ chức ở Việt Nam, với nhiệm vụ thơng báo Tồ khai mạc và bế mạc, gọi các đương sự, nhân chứng, thi hành lệnh giữ trật tự phiên toà, tống đạt giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án, thi hành án văn có hiệu lực pháp luật, triệu tập đương sự, lập các vi bằng theo quy định của pháp luật. Như vậy, một trong những nhiệm vụ chính của Thừa phát lại là thi hành án dân sự. Chế định thừa phát lại đã hình thành, tồn tại ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1950 và sau đó cịn tiếp tục tồn tại dưới chế độ ngụy quyền Sài gịn cho đến ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (năm 1975).

Thừa phát lại là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật được hưởng thù lao của khách hàng theo biểu giá quy định. Khác với Luật sư, Thừa phát lại khơng có quyền từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ Thừa phát lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những cơng chức có trách nhiệm của Tòa án như Chưởng lý, biện lý, Thẩm phán, Lục sự...Tổ chức thừa phát lại chủ yếu tồn tại, hoạt động ở những thành phố lớn, cịn ở những vùng nơng thơn việc thi hành án do chính quyền cơ sở đảm nhiệm.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, hệ thống cơ quan tư pháp mới được thiết lập trong cả nước. Trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy không trái với các nguyên độc lập của Nhà nước Việt Nam

và chính thể dân chủ cộng hòa. Chế định thừa phát lại tiếp tục được duy trì và chịu sự quản lý của Ban Cơng lại thuộc phịng giám đốc hộ của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, tổ chức Thừa phát lại - hình thức tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự đầu tiên của chế độ mới khơng cịn mang ý nghĩa là cơng cụ của chính quyền thực dân phong kiến như trước đây, mà có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân.

Đến năm 1946, tại sắc lệnh số 13 ngày 20/11/1946 của chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán đã đặt cơ sở đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự Việt Nam. Tại Khoản 3 Điều 3 của Sắc lệnh quy định “Ban Tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên” bao gồm các bản án, quyết định của Tòa án. Và tại Điều 3 Lệnh số 130 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định “Trong các xã, thị xã hoặc khu phố Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký đều chịu trách nhiệm thi hành các mệnh lệnh hoặc án”. Ở nơi nào có Thừa phát lại riêng thì đương sự có quyền nhờ Thừa phát lại riêng thi hành mệnh lệnh (trích tại Việt Nam dân quốc cơng báo năm 1946).

Như vậy, tổ chức thi hành án dân sự đã được hình thành ngay trong những năm đầu sau cách mạng tháng Tám thành cơng và tồn tại dưới hai hình thức là Thừa phát lại và Ban tư pháp xã. Tuy tồn tại hai lực lượng thi hành án, nhưng việc thi hành án dù do Thừa phát lại hay Ban Tư pháp xã tiến hành đều được thể hiện quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Về trình tự thi hành án, Thơng tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về việc thi hành án Hình và Hộ đã quy định cụ thể những nguyên tắc chấp hành, thể thức chấp hành, cách thức thi hành các bản án và quyết định của Tòa án. Về cách thức thi hành: Pháp luật đặt ra những công lại riêng để thi hành các án hộ và thương mại, được gọi là các Thừa phát lại. Tuy nhiên Thừa phát lại trước năm 1945 là Lý trưởng thì nay trong tổ chức tư pháp mới là tư pháp xã. Chức năng này của Ban tư pháp xã đã được chính thức quy định trong Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán. Khi cần thiết các vị chỉ huy binh lực sẽ can thiệp vào việc thi hành án. Tuy nhiên việc dân sự khơng có một cách thức duy nhất, tùy theo bản chất mỗi loại án hộ có

một cách thức thi hành riêng. Các Thẩm phán phải thấu triệt những thủ tục chấp hành và phải theo dõi cơng việc xem có đạt được kết quả không. Nếu cần thẩm phán nên đến chứng kiến việc làm của các cơ quan thừa hành. Mỗi khi có trở lực trong việc chấp hành, ơng biện lý có bổn phận can thiệp để tỏ rõ nhiệm vụ làm cho pháp luật được tôn trọng.

Thông tư trên đã xác định trách nhiệm thi hành án của Thừa phát lại, Ban tư pháp xã và nhấn mạnh vai trò của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, khu phố và các cơ quan có liên quan trong việc hỗ trợ thi hành án. Nhà nước không chỉ tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự trong giao lưu dân sự, thương sự và tố tụng mà còn bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

Tóm lại, có thể nói rằng ngay từ những năm đầu của chính quyền cách mạng, Nhà

nước đã từng bước xác định cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự nhằm thể hiện bản chất của nền tư pháp nhân dân, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 33 - 35)