Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 98 - 101)

Thứ nhất, đó là việc Chấp hành viên khơng thường xuyên cập nhật pháp luật, không

tự nghiên cứu để tiếp thu những kiến thức mới mà chỉ làm theo kinh nghiệm dẫn đến vi phạm pháp luật; hoặc sa sút về phẩm chất đạo đức, cố tình vi phạm pháp luật trong khi tổ chức thi hành án làm cho các cơ quan chức năng và cơ quan chủ quản phải xử lý bằng biện pháp hành chính thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Một số Chấp hành viên cịn có tâm lý bình qn chủ nghĩa, ngại va chạm, sợ bị kiện cáo, bản lĩnh nghề nghiệp kém, ngại khó, ngại khổ... nên chỉ giải quyết những vụ việc đơn giản, số lượng tiền và tài sản phải thi hành nhỏ, người phải thi hành án có ý thức chấp hành pháp luật tốt với mục đích chỉ cần hồn thành số lượng công việc mà cơ quan đã định mức mà không muốn tập trung giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp theo đúng nghĩa vụ của Chấp hành viên là phải kịp thời tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Một số Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự chưa thực sự tích cực thực hiện nhiệm vụ, chưa có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức việc thi hành án, thậm chí có trường hợp ngại va chạm, không kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành. Có trường hợp Chấp hành viên, cán bộ thi hành án chưa nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật trong tác nghiệp thi hành án cịn thể hiện tính cẩu thả, tùy tiện dẫn đến sai phạm. Chập hành viên chưa thực sự tích cực, chủ động trong cơng việc, cịn trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên hoặc chỉ tiến hành các vụ việc thi hành án khi có người nhắc nhở…Trong cơng tác thi hành án vẫn cịn tình trạng nhiều cán bộ chưa thực hiện tốt quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơng tác. Năm 2008, đã xử lý kỷ luật 30 trường hợp (tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ năm 2007) với các hình thức: khiển trách 7 trường hợp, cảnh cáo 14 trường hợp, hạ bậc lương 01 trường hợp, hạ bậc lương 01 trường hợp, cách chức 03 trường hợp, buộc thôi việc 03 trường hợp và sa thải 01 trường hợp [6].

Thứ hai, do lịch sử để lại, trước đây, khi công tác thi hành án dân sự còn là một bộ

phận của các Tịa án nhân dân địa phương, cơng tác thi hành án dân sự chưa được chú trọng đúng mức nên chất lượng đội ngũ Chấp hành viên ít được quan tâm. Hơn nữa, do họ đã công tác nhiều năm trong thời kỳ bao cấp nên những kiến thức được trang bị không cịn phù hợp, nhưng họ lại khơng có tư tưởng trau dồi kiến thức để hồn thành nhiệm vụ. Và khi công tác thi hành án dân sự được chuyển giao sang các cơ quan thuộc Chính phủ, phần lớn đội ngũ Chấp hành viên được bàn giao là những người đã nhiều tuổi, kiến thức lại khơng được hình thành một cách có hệ thống nên họ thường làm theo kinh nghiệm nhiều hơn là áp dụng các quy định của pháp luật nên đã gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết những loại vụ việc có tính chất phức tạp và mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường.

Những vấn đề trên là vấn đề dẫn đến những hạn chế hiệu quả hoạt động của Chấp hành viên làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian qua và đã không đáp ứng được sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế này để bảo đảm hiệu quả hoạt động của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự, nhất là khi Đảng, Nhà nước và nhân

dân ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)