tác thi hành án dân sự
Thứ nhất, bổ sung cho Chấp hành viên một số quyền hạn.
Để bảo đảm các cơ sở pháp lý hữu hiệu cho Chấp hành viên thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách hiệu quả thì pháp luật thi hành án dân sự cần bổ sung cho Chấp hành viên quyền khám xét người, nơi ở, nơi cất dấu tài sản, tài liệu của người phải thi hành án. Bổ sung quyền bắt người chống người thi hành công vụ khi cần thiết.
Thứ hai, để bảo vệ cán bộ, Chấp hành viên cơ quant hi hành án dân sự cũng như
của cơ quan công an trong việc xây dựng kế hoạch cưỡng chế, bảo vệ người và tài sản trong quá trình tổ chức cưỡng chế. Cần đưa nhiệm vụ này vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan công an
Thứ ba, quy định những chế tài để bảo đảm quyền hạn và tính độc lập, chỉ tuân theo
pháp luật của Chấp hành viên trong khi tổ chức thi hành án, cụ thể là:
- Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong khi tổ chức thi hành án. Nếu những cơ quan, tổ chức này không thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; nếu là cá nhân thì có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ tư, giảm bớt sự can thiệp không cần thiết của các cơ quan, tổ chức vào hoạt
động thi hành án dân sự
Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội được tham gia vào một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào cơng tác thi hành án, ví dụ Ủy ban nhân dân các cấp, Tịa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Ban chỉ đạo thi hành án các cấp, các hiệp hội, đồn thể… Do đó, phần nào đã làm giảm tính độc lập, chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm của các Chấp hành viên, cán bộ làm cơng tác thi hành án. Ví dụ, quy định về quyền của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế, yêu cầu báo cáo công tác thi hành án… đôi lúc bị lạm dụng, thậm chí, đơi khi đã trở thành sự can thiệp, u cầu trì hỗn thi hành án khơng đúng pháp luật (đã phân tích ở trên). Hay sự can thiệp quá sâu, rộng của các cơ quan khác vào hoạt động thi hành án đã dẫn đến nhiều trường hợp bản án đã có
hiệu lực pháp luật, đã được đưa ra thi hành án hoặc đang tổ chức cưỡng chế, nhưng vẫn có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hỗn hoặc kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; giải pháp cho trường hợp bản án, quyết định của tòa án đã được thi hành xong nhưng bị hủy do quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên xử theo kết quả ngược lại và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này được xác định như thế nào cũng chưa được quy định rõ. Chính những hạn chế này đã làm cho các cơ quan thi hành án, các Chấp hành viên gặp rất nhiều lúng túng dẫn đến nhiều trường hợp phán quyết của tòa án bị kéo dài, chậm trễ thi hành hoặc không thi hành được.
Để giải quyết vấn đề này, hệ thống pháp luật cần được sửa đổi theo hướng quy định các cơ quan như Ủy ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, Viện Kiểm sát nhân dân... có nhiệm vụ hỗ trợ thi hành án khi có yêu cầu của cơ quan thi hành án, chứ khơng nên có các quyền mang tính chất quyết định và chỉ đạo cơng tác thi hành án như hiện nay. Ban Chỉ đạo thi hành án các cấp cần thực hiện đúng chức năng của mình là làm tốt cơng tác tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và cấp trên tăng cường sự chỉ đạo phối hợp trong công tác thi hành án dân sự. Các cơ quan, tổ chức phải gương mẫu trong việc thi hành bản án, quyết định của Tịa án, nếu cố tình dây dưa, cản trở hoặc can thiệp vào hoạt động thi hành án cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của Tịa án trong q trình xét xử, nhằm bảo đảm nguyên tắc Tòa án phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các phán quyết mà tòa án đã tun. Nâng cao trình độ chun mơn và chất lượng xét xử của Thẩm phán nhằm hạn chế tới mức tối đa sự sai lầm trong các phán quyết của tòa án do thẩm phán bị hạn chế năng lực, trình độ chun mơn, qua đó hạn chế tới mức cao nhất khả năng một bản án, quyết định của Tòa án phải xét xử đi, xét xử lại nhiều lần, tăng cường tính chung thẩm của bản án. Làm tốt được điều này sẽ bảo đảm đảm rằng, phán quyết của Tòa án, ngay cả ở cấp sơ thẩm, đã đi đến kết luận xứng đáng, có giá trị ràng buộc và có thể thi hành ngay lập tức, trừ khi có lệnh của Tịa án có thẩm quyền về việc hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án chứ khơng phải hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án của bất kỳ cơ quan nào khác. Thực hiện tốt giải pháp này, sẽ là cơ sở bảo đảm việc thi hành án ở Việt Nam được nhanh chóng, hiệu quả, góp phần giảm dần tình trạng án dân sự tồn đọng như hiện nay.
Thứ năm, các văn bản hướng dẫn Luật thi hành án dân sự cần có những quy định
cụ thể hơn về một số vấn đề như, thời gian ra quyết định cưỡng chế. Thời gian định giá tài sản kê biên...Hiện nay, Luật thi hành án dân sự năm 2008 chưa có quy định cụ thể về thời gian ra quyết định cưỡng chế do đó các Chấp hành viên đã thực hiện việc ra quyết định cưỡng chế rất khác nhau thiếu sự thống nhất. Vì vậy, pháp luật về thi hành án cần có quy định cụ thể hơn chẳng hạn, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Trừ trường hợp cần cưỡng chế ngay. Tuy nhiên, trong quyết định cưỡng chế không nên quy định thời gian tổ chức cưỡng chế vì, việc tổ chức cưỡng chế còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan khác như sự ủng hộ, hợp tác của chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo thi hành án, cơ quan công an…; quy định cụ thể hơn về thời gian định giá, xác định giá của Chấp hành viên trong trường hợp không thực hiện được việc ký kết Hợp đồng thẩm định giá….; Quy định rõ ràng hơn về thời gian cơ quan công an xây dựng kế hoạch bảo vệ cưỡng chế….