Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1980, hàng loạt các đạo luật về tổ chức của bộ máy Nhà nước được ban hành nhằm kiện toàn bộ máy Nhà nước, phân định rõ chức năng của từng loại cơ quan, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật. Điều 16 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981 đã giao cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm cơng tác quản lý Tịa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức. Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/01/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về chức năng, quyền hạn của Bộ Tư pháp có chức năng quản lý Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức. Theo Nghị định này Bộ Tư pháp có nhiệm vụ: “Trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chế về Chấp hành viên”. Tòa án nhân dân tối cao bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước sang Bộ Tư pháp bắt đầu từ ngày 01/01/1982. Ngày 18/7/1982, Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên ngành số 472 về quản lý công tác thi hành án dân sự trong thời kỳ trước mắt, quy định: ở địa phương tại các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phịng thi hành án nằm trong cơ cấu, bộ máy và biên chế của Tòa án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án dân sự. Ở các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các Chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án. Việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực thi nhiệm vụ của Chấp hành viên vẫn do Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp đảm nhiệm như đã quy định trong Quyết định số 186/TC ngày 13/10/1972. Biên chế của Tòa án nhân dân địa phương do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân bổ. Căn cứ vào vào nhu cầu của
công tác thi hành án dân sự, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định số lượng và bổ nhiệm Chấp hành viên hoặc cử cán bộ làm công tác thi hành án của Tịa án mình và Tịa án cấp dưới.
Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 - một văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất lần đầu tiên đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28/8/1989, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, Quy chế Chấp hành viên đã được ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 06/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chỉ có Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Để tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Chấp hành viên có các quyền sau:
- Triệu tập đương sự, người có liên quan đến trụ sở Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án;
- Định cho người phải thi hành án thời hạn không quá một tháng để tự nguyện thi hành;
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế
- Yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp xử lý tang vật, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;
- Đề nghị Chánh án Tòa án nơi Chấp hành viên cơng tác ra quyết định hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án và trả lại đơn yêu cầu thi hành án hoặc phạt tiền người cố tình khơng thi hành án;
- u cầu Tịa án đã ra bản án hoặc quyết định giải thích những điểm chưa rõ để thi hành;
- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự đối với người vi phạm.
Đồng thời Chấp hành viên cũng có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình trong quá trình thi hành án.[23]
Trong thời kỳ này, hoạt động thi hành án dân sự được coi là một hoạt động của Tòa án nhân dân địa phương (Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện), nhiệm vụ tổ chức thi hành án là nhiệm vụ của Tòa án nhân dân địa phương. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự là một giai đoạn khép kín trong Tịa án nhân dân địa phương và chịu sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân địa phương. Vai trò của Tịa án nhân dân tối cao và tiếp đó là Bộ Tư pháp từ năm 1981 đến năm 1992 trong việc quản lý Tòa án địa phương mới dừng lại ở vai trò quản lý chung, còn thực chất việc quản lý đội ngũ cán bộ Tòa án, cũng như việc xây dựng bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử, thi hành án do chính quyền địa phương đảm nhiệm. Do cơ chế tổ chức thi hành án là một bộ phận của Tòa án nhân dân địa phương, với chức năng chủ yếu của Tòa án là xét xử nên nhiều năm liền, mối quan tâm, chú trọng của Tòa án vẫn dành cho cơng tác xét xử. Điều này dẫn đến tình trạng án xét xử xong không được thi hành chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong lượng án phải thi hành hàng năm. Do đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tách công tác thi hành án dân sự ra khỏi cơ quan Tòa án.