tục cưỡng chế thi hành án
Pháp luật quy định hết thời gian tự nguyện thi hành án của đương sự (15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án) mà đương sự có điều kiện thi hành án mà khơng tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên phải cưỡng chế thi hành án. Có hai trường hợp xảy ra khi hết thời gian tự nguyện thi hành án:
* Người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành các khoản thi hành án theo quyết định thi hành án thì Chấp hành viên chỉ phải lập biên lai thu tiền và chi trả tiền cho những người được thi hành án theo đơn yêu cầu (đối với các vụ việc thi hành nghĩa vụ trả tiền) hoặc tiến hành các thủ tục giao, nhận tài sản cho các đương sự (đối với các vụ việc thi hành nghĩa vụ trả vật)… và nhiệm vụ cuối cùng, Chấp hành viên thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án và hồ sơ đó được coi là thi hành án xong và kết thúc công việc thi hành án.
* Người phải thi hành án không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ đã được xác định tại quyết định thi hành án thì Chấp hành viên căn cứ vào biên bản xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành để tiến hành một trong các nhiệm vụ sau:
(i) Trường hợp xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án có căn cứ khẳng định người phải thi hành án khơng có tài sản hoặc có nhưng thuộc diện không được kê biên (theo Điều 87 Luật thi hành án dân sự) hoặc tài sản có giá trị nhỏ khơng đủ chi phí cưỡng chế thì Chấp hành viên đề xuất với Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi mình cơng tác ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 51
Luật thi hành án dân sự năm 2008 hoặc ra các quyết định khác như: quyết định hoãn thi hành án, đình chỉ thi hành án…theo quy định tại các điều 48, 50 Luật thi hành án dân sự.
(ii) Trường hợp xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án có căn cứ khẳng định người phải thi hành án có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên phải tiến hành các cơng việc sau:
- Lựa chọn một trong sáu biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự;
- Ra quyết định cưỡng chế và thông báo Quyết định cưỡng chế;
- Xây dựng kế hoạch cưỡng chế thi hành án (quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật thi hành án dân sự);
- Tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án;
Như chúng ta đã biết, pháp luật Việt Nam là pháp luật xã hội chủ nghĩa ln thể hiện tính nhân dân, tính nhân đạo sâu sắc. Pháp luật thi hành án dân sự là một bộ phận của pháp luật Việt Nam nên không thể tách rời bản chất của Pháp luật Việt Nam. Pháp luật thi hành án dân sự quy định cho Chấp hành viên khi thi hành các bản án, quyết định, được sử dụng hai biện pháp thi hành án là biện pháp tự nguyện thi hành án và biện pháp cưỡng chế thi hành án. Biện pháp tự nguyện thi hành án là biện pháp thi hành án đầu tiên và Nhà nước ln ln khuyến khích sự tự nguyện thi hành án của các đương sự (Điều 9 Luật thi hành án dân sự năm 2008). Chấp hành viên chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án khi đương sự không tự nguyện thi hành án. Cưỡng chế thi hành án là một biện pháp thi hành án cuối cùng, trong đó Chấp hành viên được sử dụng quyền lực Nhà nước buộc một cá nhân, tổ chức, cơ quan (người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định đã tuyên. Chấp hành viên chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, trong thời gian tự nguyện thi hành án khi cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự. Cưỡng chế thể hiện quyền lực Nhà nước, vì vậy, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải tuyệt đối tuân
thủ các nguyên tắc cưỡng chế được quy định tại Điều 19 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP, đó là:
- Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự năm 2008; chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản;
- Không được tổ chức cưỡng chế trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động và trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, mười lăm ngày trước và sau Tết Nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người phải thi hành án ví dụ người phải thi hành án là thương binh hoặc bệnh binh thì Chấp hành viên không được cưỡng chế vào ngày 27/7 hàng năm;
- Việc áp dụng cưỡng chế phải tương xứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án;
- Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định, tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phải thi hành án, đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.
Đây là những nguyên tắc chung nhất khi áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào quy định trong Điều 71 Luật thi hành án dân sự. Nhưng mỗi một biện pháp cưỡng chế khi áp dụng nó lại có những điều kiện bắt buộc riêng. Chẳng hạn, biện pháp “Khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án” thì điều kiện áp dụng biện pháp này là người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền và người phải thi hành án đang có tiền ở tài khoản cụ thể. Hoặc biện pháp “Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án” thì lại phải thỏa mãn những điều kiện khác như: chỉ áp dụng biện pháp này trong 4 trường hợp sau: theo thỏa thuận của các đương sự; bản án, quyết định đã ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Thi hành án cấp dưỡng, án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án khơng đủ để thi hành án. Ngồi các trường hợp trên, mặc dù người phải thi hành án có thu nhập ổn định, chẳng hạn mức lương 5.000.000đ/ tháng thì Chấp hành viên cũng không được lựa chọn biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án…Để bảo đảm thực thi đúng
các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự khi cưỡng chế Chấp hành viên hết sức thận trọng từ khâu lựa chọn biện pháp cưỡng chế đến khi tổ chức cưỡng chế để thi hành án.
Thứ nhất, lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Tùy từng vụ việc thi hành án và tùy từng điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên có quyền lựa chọn một trong sáu biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự để thi hành án, các biện pháp cưỡng chế gồm:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
- Khai thác tài sản của người phải thi hành án;
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;
- Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Nhìn chung, các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Luật thi hành án dân sự đã kế thừa các quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, nhưng bổ sung thêm một biện pháp cưỡng chế đó là biện pháp “Khai thác tài sản của người phải thi hành án” đồng thời chuyển bỏ một biện pháp “Phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án” sang nhóm các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 Luật thi hành án dân sự. Về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế, nếu trước đây Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn quy định theo từng biện pháp cưỡng chế cụ thể như biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án trong đó quy định về thủ tục kê biên, định giá, bán đấu giá; khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền thu hồi giấy tờ có giá; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; cưỡng chế thi hành án nghĩa vụ giao vật; cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc làm hoặc không được làm công việc nhất định. Nay, Luật thi hành án dân sự khơng quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế đối với từng
biện pháp cưỡng chế mà quy định theo nhóm các đối tượng tài sản cưỡng chế như: cưỡng chế đối với tài sản là tiền (từ Điều 76 đến Điều 81); cưỡng chế đối với tài sản là giấy tờ có giá (từ Điều 82 đến Điều 83); cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ (quy định từ Điều 84 đến Điều 86) và cưỡng chế đối với tài sản là vật (quy định từ Điều 87 đến Điều 106); cưỡng chế khai thác đối với tài sản (Từ Điều 107 đến điều 109); cưỡng chế đối với tài sản là quyền sử dụng đất (từ Điều 110 đến điều 103); cưỡng chế trả vật, giấy tờ, chuyển quyền sử dụng đất (từ Điều 114 đến điều 117) và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định (từ Điều 118 đến điều 121).Trong từng nhóm đối tượng cưỡng chế, Luật thi hành án dân sự đã quy định các điều kiện cụ thể được áp dụng trong từng biện pháp cưỡng chế. Những quy định này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các Chấp hành viên trong việc lựa chọn, áp dụng chính xác biện pháp cưỡng chế. Việc lựa chọn biện pháp cưỡng chế sẽ dễ dàng và chính xác hơn nhiều, không bị nhầm lẫn giữa các biện pháp cưỡng chế như quy định trước đây. Chẳng hạn, trước đây Chấp hành viên vẫn áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tiền của người phải thi hành án thì nay theo Luật thi hành án dân sự năm 2008 không quy định biện pháp cưỡng chế nào là biện pháp kê biên tiền của người phải thi hành án mà chỉ quy định biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý tiền của người phải thi hành án (theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 Luật thi hành án dân sự). Như vậy, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Chấp hành viên trong công tác cưỡng chế thi hành án là phải lựa chọn được đúng biện pháp cưỡng chế. Biện pháp cưỡng chế đã được lựa chọn phải bảo đảm đúng quy định pháp luật và đúng với với điều kiện áp dụng của biện pháp đó, nếu khơng sẽ gây ra những hậu quả khó lường mà Chấp hành viên phải gánh chịu.
Thứ hai, ra quyết định cưỡng chế và thông báo quyết định cưỡng chế thi hành án.
Việc quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án hoặc biện pháp cưỡng chế thi hành án và ký ban hành các quyết định đó là một trong các nhiệm vụ của Chấp hành viên đã được quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật thi hành án dâ sự. Sau khi Chấp hành viên đã lựa chọn được biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên phải soạn thảo, ký, ban hành quyết định cưỡng chế theo đúng mẫu của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BTP của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp quy định về biểu mẫu nghiệp vụ thi hành
án. Hiện nay Luật thi hành án dân sự đã được thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 nhưng các biểu mẫu về thi hành án của Bộ Tư pháp chưa kịp chỉnh sửa cho nên Chấp hành viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt như việc thay đổi các căn cứ ra quyết định sao cho phù hợp với các quy định của Luật thi hành án dân sự. Quyết định cưỡng chế cũng là một trong những quyết định về thi hành án nhưng có đặc điểm về chủ thể ban hành là chỉ do Chấp hành viên ban hành. Vì vậy, quyết định cưỡng chế thi hành án cũng được gửi cho các cơ quan hữu quan, đương sự và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện. Điều 38 Luật thi hành án dân sự đã quy định “Quyết định cưỡng chế thi hành án được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế” và Khoản 1 Điều 39 Luật thi hành án dân sự cũng quy định “Quyết định về thi hành án phải thơng báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ”. Như vậy, căn cứ vào từng nội dung của quyết định cưỡng chế, Chấp hành viên cần xác định đối tượng được nhận quyết định cưỡng chế để bảo đảm không vi phạm pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các đương sự và để các cơ quan có liên quan, các đương sự và người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện quyết định cưỡng chế một cách hiệu quả nhất theo đúng yêu cầu của Chấp hành viên.
Thứ ba, lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án.
Đây là một trong những nhiệm vụ của Chấp hành viên được quy định tại Khoản 5 Điều 20 và Khoản 1 Điều 72 Luật thi hành án dân sự “Trước khi tiến hành cưỡng chế thi
hành án, Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay”. Nội dung của kế hoạch cưỡng chế được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 72 Luật
thi hành án dân sự:
“Kế hoạch cưỡng chế bao gồm các nội dung chính sau: - Biện pháp cưỡng chế;
- Thời gian, địa điểm cưỡng chế; - Phương án tiến hành cưỡng chế;
- Dự trù chi phí cưỡng chế”
Như vậy, so với quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP thì vấn đề xây dựng kế hoạch cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự có một số tiến bộ như sau:
* Về yêu cầu xây dựng kế hoạch cưỡng chế. Cả khoản 4 Điều 28 Nghị định 173 và khoản 1 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự đều quy định trước khi tổ chức cưỡng chế Chấp hành viên phải lập kế hoạch cưỡng chế. Khoản 4 Điều 28 Nghị định 173 quy định rõ kế hoạch cưỡng chế phải được Chấp hành viên trình thủ trưởng cơ quan thi hành án phê duyệt, cịn Luật thi hành án dân sự thì khơng có quy định về vấn đề này. Ngoài ra, Luật Thi hành án dân sự cũng quy định rõ trong mọi trường hợp cưỡng chế Chấp hành viên đều phải xây dựng kế hoạch cưỡng chế thi hành án. trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay.
* Về các nội dung trong kế hoạch cưỡng chế, khoản 2 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự có quy định rõ ràng hơn so với khoản 4 Điều 28 Nghị định 173. Cụ thể, Luật Thi hành án dân sự quy định kế hoạch cưỡng chế thi hành án phải bao gồm 5 nội dung chính, so với khoản 4 Điều 28 Nghị định 173 có những điểm tiến bộ như sau:
- Trong Kế hoạch cưỡng chế thi hành án cần phải nêu nội dung biện pháp cưỡng