KHÁI NIỆM ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CHẤP HÀNH VIÊN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 27 - 30)

Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, nên khi đặt vấn đề cải cách tư pháp thì khơng thể khơng nói đến việc đổi mới chính hoạt động của Chấp hành viên, cụ thể là phải xác định rõ địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự, đồng thời xác định một cơ chế tổ chức khoa học, hợp lý để Chấp hành viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Vậy, địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu như thế nào? Trước hết, cần làm rõ khái niệm địa vị pháp lý. Theo quan niệm chung, địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể khác trên cơ sở các quy định pháp luật; địa vị pháp lý của chủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong các hoạt động của mình. Thơng qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể pháp luật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời, cũng có thể xem xét vị trí và tầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật [42]. Như vậy, "địa vị pháp lý" khác với "địa vị xã hội" ở chỗ nó được pháp luật quy định và nó biểu hiện ở các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

Vận dụng khái niệm trên vào lĩnh vực thi hành án dân sự, thì địa vị pháp lý của

Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức thi hành án của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự. Trong đó, các quyền thi

hành án dân sự của Chấp hành viên là phạm vi những việc mà Chấp hành viên được quyền quyết định, thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, cịn các nghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên được hiểu là những việc mà Chấp hành viên phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án, nhằm bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định được nhanh chóng và hiệu quả. Quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên luôn đi liền với trách nhiệm. Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định được trở thành hiện thực trong cuộc sống nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chính trị xã hội và của nhà nước. Do đó, việc xác định trách nhiệm của Chấp hành viên gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ thể này trong hoạt động thi hành án dân sự là rất cần thiết.

Chấp hành viên không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà còn là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác như quan hệ pháp luật hành chính (ví dụ: Chấp hành viên phải chịu sự quản lý, điều hành về mặt tổ chức của người đứng đầu cơ quan thi hành án nơi mình cơng tác và chịu sự quản lý của lãnh đạo ngành thi

hành án dân sự). Vì vậy, ngồi pháp luật thi hành án dân sự, hành vi của Chấp hành viên còn chịu sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Nhưng nói đến địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự là chỉ nói đến các quyền và nghĩa vụ

trong thi hành án dân sự của Chấp hành viên với tư cách là người trực tiếp tổ chức thi

hành các bản án, quyết định dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. Các quyền và nghĩa vụ này trước hết được quy định bởi Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, nay là Luật thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 nay là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Tóm lại, Chấp hành viên là người tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự tạo thành địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Việc xác định địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như, đặc thù của hoạt động thi hành án, bản chất của thi hành án dân sự và vị trí, vai trị của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự.

Với những phân tích, lập luận trên, để xác định rõ địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự, pháp luật phải thể hiện được một cách rõ ràng, đầy đủ và toàn diện các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên cũng như các mối quan hệ của Chấp hành viên trong các nhóm quy định sau đây:

Trước hết, địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải được thể hiện ở các quy định

chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự.

Thứ hai, địa vị pháp lý của Chấp hành viên cịn phải được thể hiện thơng qua các

quy định về trình tự, thủ tục thi hành án các bản án, quyết định bao gồm: (a) giai đoạn tự nguyện thi hành án, (b) giai đoạn cưỡng chế thi hành án, (c) giai đoạn kết thúc thi hành án.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam pptx (Trang 27 - 30)