Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy trình bổ nhiệm cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 83 - 87)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

2.2.3. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy trình bổ nhiệm cán bộ

Quy trình BNCB là quy định, hướng dẫn của Trung ương về những thủ tục, trình tự cần phải tiến hành, nhằm bảo đảm cho công tác BNCB được thực hiện đúng nguyên tắc, yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ được bổ nhiệm. Trong quy trình BNCB, thì yêu cầu thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ là rất quan trọng; cán bộ được bổ nhiệm có đúng với năng lực, sở trường, có bảo đảm phẩm chất đạo đức, trình độ đào tạo theo quy định về tiêu chuẩn cán bộ hay không, phụ thuộc rất lớn vào khâu này; hay nói cách khác, người cán bộ được bổ nhiệm có đúng với thực chất hay không, chủ yếu được quyết định bởi khâu này; do vậy, việc bổ sung hoàn thiện quy trình giới thiệu nhân sự là rất cần thiết.

Qua thực tiễn triển khai thực hiện Quyết định số 68-QĐ/TW của BCT và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử cho thấy cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và thực hiện tốt một số nội dung trong quy trình nhân sự, cụ thể là:

Thứ nhất, cán bộ được giới thiệu bổ nhiệm trước hết phải được lấy tín nhiệm từ cơ sở.

Theo Quyết định số 68-QĐ/TW của BCT và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh uỷ Bắc Giang, thì trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và từng thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất chức

danh cán bộ cần bổ nhiệm, sau đó mới tổ chức lấy ý kiến ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

Quy định như trên dễ dẫn đến tình trạng có sự định hướng, áp đặt ý chí của người đứng đầu và kết quả lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu sẽ bị sai lệch, chưa lắng nghe được ý kiến tín nhiệm thực sự của cán bộ, công chức dưới quyền, và như vậy dễ dẫn đến bổ nhiệm sai, gây tác hại đối với uy tín của cơ quan lãnh đạo và đối với bản thân người được bổ nhiệm. Một mặt, người được bổ nhiệm thường không đạt được sự tín nhiệm cao của cán bộ, đảng viên và quần chúng nơi được bổ nhiệm; mặt khác cơ quan có người được bổ nhiệm mặc dù biết có người khác năng lực, trình độ hơn những không dám phản đối vì cấp trên đã "gợi ý"; do đó, dễ gây nên khó khăn cho người được bổ nhiệm như bị cô lập, không có được sự hợp tác một cách đầy đủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Cho nên, đối với một vị trí cán bộ cần được kiện toàn, rất cần sự tín nhiệm, giới thiệu từ cơ sở.

Việc lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm được tiến hành theo trình tự sau:

- Trên cơ sở ý kiến nhất trí của BTV Tỉnh uỷ về chủ trương BNCB, lãnh đạo cơ quan triệu tập hội nghị cán bộ (với thành phần theo quy định) để lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu cán bộ dự kiến bổ nhiệm.

- Tại hội nghị cán bộ, cơ quan tổ chức cấp trên (Ban Tổ chức Tỉnh uỷ), hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn bị công bố tiêu chuẩn, yêu cầu vị trí cần bổ nhiệm; báo cáo quy hoạch cán bộ đã được xác nhận và cung cấp các thông tin cần thiết về những cán bộ đã được quy hoạch cho vị trí đó;

- Từng cán bộ dự kiến bổ nhiệm được trình bày dự kiến chương trình, kế hoạch

hành động của mình nếu được cấp trên bổ nhiệm;

- Hội nghị cán bộ dành thời gian để thảo luận về bản thân người cán bộ và chương trình hành động của người cán bộ dự kiến bổ nhiệm; sau đó tổ chức lấy ý kiến giới thiệu bằng phiếu kín, không phải ký tên.

- Việc kiểm phiếu tín nhiệm giới thiệu do cơ quan tổ chức cấp trên và đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện; kết quả kiểm phiếu được thông báo đến người chủ trì và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị để làm căn cứ nghiên cứu BNCB.

Sau khi có kết quả phiếu thăm dò ý kiến tín nhiệm giới thiệu, tập thể cấp uỷ (BTV), hoặc tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận dân chủ, phân tích, đánh giá, đối chiếu với tiêu chuẩn, quy hoạch và yêu cầu của nhiệm vụ thực tế, để chọn ra cán bộ đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn, sau đó làm văn bản đề nghị bổ nhiệm cán bộ với cơ quan cấp trên.

Thứ hai, việc lấy ý kiến giới thiệu phải bảo đảm thu thập được tất cả ý kiến của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị.

Để bảo đảm chọn được đúng người có năng lực, phẩm chất, uy tín để bổ nhiệm, rất cần thu thập được nhiều nguồn thông tin về cán bộ, trong đó có ý kiến của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: quần chúng là tai mắt của Đảng, là người thay Đảng giám sát cán bộ, đảng viên của Đảng; quần chúng có cách tìm riêng của họ mà từ đó mọi thói hư, tật xấu của cán bộ, đảng viên đều "lòi" ra hết. Muốn khơi dậy nhiệt tình của quần chúng tham gia vào giới thiệu những cán bộ tốt cho Đảng, cấp uỷ, người lãnh đạo phải thông tin cho quần chúng biết, phải tỏ rõ sự tin tưởng vào quần chúng, sâu sát với quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ của quần chúng.

Ngoài ra, khi giới thiệu cán bộ rất cần sự khách quan, công tâm của cấp uỷ, lãnh đạo chủ chốt và cơ quan làm công tác cán bộ. Để bảo đảm khách quan, công tâm trong giới thiệu cán bộ bổ nhiệm, phải căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu của nhiệm vụ và mức độ phấn đấu của người cán bộ để có cái nhìn sáng suốt, công bằng, không định kiến với cán bộ, không vì một lỗi lầm trước đây mà cho rằng người cán bộ đó luôn vi phạm và không xem xét, cất nhắc, như vậy là đã "làm hỏng cả một đời cán bộ".

Thứ ba, nội dung lấy ý kiến giới thiệu phải bảo đảm cả đức và tài, phẩm chất và năng lực.

Đây là nội dung hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung và người cán bộ sẽ được đề cử để bổ nhiệm nói riêng. Nội dung này phải được quát triệt trong suốt quá

trình thực hiện quy trình BNCB. Thực hiện nội dung này, tiêu chuẩn đối với chức danh cán bộ cần được cụ thể hoá hết sức cụ thể; chẳng hạn như: đối với phẩm chất chính trị, thì phải là người tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên định trước mọi biến động của tình hình thế giới và trong nước; quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị giao cho. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị thì quy định rõ với cán bộ đầu ngành phải tốt nghiệp đại học, lý luận chính trị cao cấp…từ đó làm căn cứ cho cán bộ, đảng viên và quần chúng xem xét, giới thiệu cán bộ.

Thứ tư: Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ là điều kiện không thể thiếu được trong quy trình BNCB.

Có thể nói bổ nhiệm cán bộ có đạt được kết quả tốt hay không, người cán bộ được bổ nhiệm có phát huy được vai trò, có được sự tín nhiệm của quần chúng hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện tốt hay không tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ sở trong giới thiệu và BNCB. Nhưng phát huy dân chủ trong BNCB cần hết sức đề phòng một số cá nhân lợi dụng dân chủ để hạ uy tín cán bộ, tìm cách gây nhiễu thông tin, làm sai lệch cách nhìn nhận về cán bộ. Hiện nay có một thực tế là một số cán bộ có năng lực, trình độ, làm được việc, nhưng khi lấy phiếu tín nhiệm thường không đạt kết quả cao; nguyên nhân chính của tình trạng này là những cán bộ làm được việc thường bị ghen tỵ. Do vậy, rất cần một sự nhìn nhận khách quan, công tâm và khả năng quyết đoán của cấp uỷ và người đứng đầu trong công tác BNCB.

Để thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong BNCB, trước hết phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục đầy đủ nội dung của nguyên tắc và quy chế dân chủ đến từng cán bộ, đảng viên và quần chúng, tạo được nhận thức sâu sắc và thống nhất về vai trò, bản chất của nguyên tắc, của quy chế; đồng thời phải cụ thể hoá nguyên tắc và quy chế theo các bước, trình tự, thủ tục BNCB, xác định rõ trong quy trình thì khâu nào cần thảo luận, lấy ý kiến và phạm vi nội dung lấy ý kiến, khâu nào do tập thể lãnh đạo cùng với cán bộ đứng đầu quyết định; từ đó bổ sung vào quy trình và ban hành thành văn bản có tính chất bắt buộc để thực hiện thống nhất trong BNCB.

Ngoài ra, trong quy trình BNCB cần bổ sung một số vấn đề:

- Việc BNCB phải bảo đảm yêu cầu cán bộ đã trải qua chức vụ, cương vị ở cấp thấp hơn trong một thời gian cần thiết, đủ am hiểu công việc và thực sự trưởng thành, có khả năng đảm đương cương vị, chức vụ mới được giao. Ví dụ: bổ nhiệm một cán bộ làm Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh uỷ nhất thiết phải qua cấp phó trưởng ban một thời gian. Chỉ trường hợp thực sự có năng lực đặc biệt mới bổ nhiệm vượt cấp.

- Chỉ BNCB trong diện quy hoạch, đã qua đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí, chức danh đó và phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Không BNCB chưa được đào tạo. Hạn chế BNCB ngoài diện quy hoạch, hoặc chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

- Quy định và xây dựng cơ chế liên đới chịu trách nhiệm trong việc tiến cử, giới thiệu cán bộ để bổ nhiệm. Nếu tiến cử, giới thiệu sai dẫn đến bổ nhiệm sai thì cơ quan tổ chức cán bộ, hoặc người tiến cử phải chịu trách nhiệm đến mức nào. Nếu có cán bộ thực sự có đầy đủ đức- tài mà thủ trưởng, cấp uỷ, cơ quan tổ chức không chịu tiến cử, giới thiệu, không sử dụng thì phải chịu trách nhiệm như thế nào…Có như vậy mới tăng cường được trách nhiệm của cá nhân và cơ quan có thẩm quyền trong công tác BNCB.

Tóm lại, để có được một quy trình giới thiệu cán bộ để bổ nhiệm khoa học, hợp

lý và được thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi quá trình thực hiện luôn có sự tổng kết thực tiễn, bổ sung quy trình và cần phải được thảo luận một cách dân chủ về tất cả các nội dung đó. Cán bộ dự kiến bổ nhiệm cần được đưa ra lấy ý kiến của cấp uỷ, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cơ quan tổ chức-cán bộ; khi đã đi đến thống nhất thì cần ban hành văn bản có tính chất bắt buộc trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện đúng quy trình, nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ giúp cho công tác BNCB vừa phát huy được vai trò tập thể, vừa đề cao được trách nhiệm cá nhân; đồng thời tạo được sự thống nhất cao trong thực hiện; giúp cho công tác BNCB sớm đi vào nền nếp, góp phần xây dựng ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)