NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 69 - 71)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Để BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý đạt kết quả tốt, cần quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:

2.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, cấp uỷ, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, nhất là bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý trong giai đoạn mới

Đây là giải pháp hàng đầu, có ý nghĩa quyết định, bởi vì nhận thức có đúng thì hành động mới có thể đúng đắn được. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm.

Mặt khác, trong đánh giá thực trạng BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý được trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, khuyết điểm của công tác này đó là việc nhận thức còn hạn chế của một số cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy yêu cầu đặt ra trước mắt, cũng như lâu dài cho BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang là cần phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh để có hành động nhất quán trong chấp hành và thực hiện tốt các khâu, nội dung trong quy trình BNCB.

Để thực hiện tốt giải pháp này, BTV Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tỉnh phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ và BNCB; cần tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cấp uỷ đảng và trong cán bộ, đảng viên những quan điểm của Đảng được thể hiện trong nghị quyết các đại hội, nghị quyết của BCH Trung ương Đảng các khoá, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII), Kết luận số 37-KL/TW của Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; Quyết định số 68-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành Quy chế BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử; các kế hoạch, hướng dẫn của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ và BNCB. Qua quán triệt, làm cho cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng của công tác cán

bộ và BNCB, từ đó tự giác, quyết tâm chỉ đạo, thực hiện kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện tốt công tác cán bộ, BNCB ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Trước mắt cần thống nhất một số điểm trong nhận thức về công tác cán bộ và BNCB sau:

- Phải nhận thức đầy đủ công tác cán bộ là trách nhiệm của cấp uỷ đảng. Thực hiện công tác cán bộ nói chung và BNCB nói riêng là khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ; đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện. Nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

- BNCB là nhằm xây dựng ĐNCB đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, góp phần xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh từng bước trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh đề ra. Đồng thời phải thấy được rằng công tác này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ, của tổ chức, sự phát triển của địa phương, cơ sở và đặc biệt là ảnh hưởng đến tiền đồ chính trị của chính cán bộ được bổ nhiệm; bởi nếu bổ nhiệm đúng thì cán bộ phát huy được sở trường, năng lực; ngược lại, nếu bổ nhiệm sai thì dễ dẫn đến hỏng người, hỏng việc, có khi bị xử lý, kỷ luật… Từ đó đề cao tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần, ý thức, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi tổ chức và cá nhân có liên quan, nhất là các cấp uỷ đảng, người đứng đầu và cán bộ, đảng viên tham gia thực hiện công tác BNCB.

- Phải nhận thức đầy đủ, công tác cán bộ gồm nhiều nội dung, trong đó BNCB là khâu trọng yếu, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng của công tác cán bộ, và có ý nghĩa kiểm nghiệm các khâu khác trong công tác cán bộ. Do đó trong quá trình thực hiện, cần quan tâm kết hợp đồng bộ giữa BNCB với các khâu khác của công tác cán bộ để BNCB đạt hiệu quả cao.

- Để BNCB được thực hiện dân chủ, khách quan, bổ nhiệm đúng người, bố trí đúng việc, cán bộ được bổ nhiệm có sự tín nhiệm cao, nhất thiết công tác này phải được thực hiện đúng quy định, quy chế, quy trình đã ban hành; đồng thời phải xuất

phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị chung của Đảng bộ và nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành mà xác định yêu cầu, tiêu chuẩn để BNCB.

- Tiếp tục đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ nói chung và BNCB nói riêng. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ là nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo thống nhất của Đảng về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đó là vai trò quyết định của tập thể lãnh đạo đối với công tác cán bộ, trong đó có BNCB; phát huy được quyền và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ dự kiến bổ nhiệm; đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng trong công tác cán bộ.

Như vậy, các cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ đảng viên, nhất là các đồng chí cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ và người đứng đầu cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị phải có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác cán bộ và bổ nhiệm cán bộ; nắm vững quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ và bổ nhiệm cán bộ. Trên cơ sở nhận thức để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách triệt để theo từng chức trách nhiệm vụ công tác với tinh thần trách nhiệm cao thì việc BNCB diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý mới đảm bảo chất lượng, đat kết quả tốt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)