c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý
2.2.4. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ của Tỉnh uỷ Bắc Giang
Các cơ quan tham mưu của cấp uỷ (còn gọi là các cơ quan chuyên môn) là người giúp việc của cấp uỷ đảng về từng lĩnh vực công tác và luôn được xác định có vị trí quan trọng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ. Có thể nói cơ quan tham mưu là “bộ óc thứ hai” của cấp uỷ đảng.
Trong BNCB diện BTV Tỉnh uỷ quản lý, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ là cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm tham mưu cho Tỉnh uỷ, BTV Tỉnh uỷ và Bí thư Tỉnh uỷ về cán bộ và công tác tổ chức cán bộ. Do vậy, xây dựng, củng cố và hoàn thiện về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, con người của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ là việc làm hết sức có ý nghĩa.
Để thực hiện tốt công việc này cần phải thực hiện các công việc sau:
- Phải xác định và xây dựng một số nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của bộ máy làm công tác cán bộ.
Đây là công việc hết sức hệ trọng bảo đảm cho việc tạo dựng bộ máy và lựa chọn con người trong bộ máy không bị xa rời mục tiêu và các quan điểm cơ bản, bảo đảm được mục đích, hiệu quả, tạo nên tính thống nhất, đoàn kết trong xử lý công việc cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của công tác tổ chức cán bộ nói chung; công tác BNCB nói riêng. Khi xây dựng nguyên tắc cơ bản, cần chú trọng các nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý ĐNCB, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu; nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách.
Xây dựng, điều chỉnh quy chế làm việc theo hướng phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận, vị trí công tác, đề cao chế độ trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được phân công; xây dựng chế độ làm việc, quan hệ làm việc của ban lãnh đạo và từng bộ phận; chế độ hội họp, công tác, học tập…Xây dựng chương trình làm việc theo tháng, quý, năm và cả nhiệm kỳ; đồng thời xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên hệ thường xuyên trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung.
- Hoàn thiện bộ máy làm công tác cán bộ. Trong đó quan tâm kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên sâu và thực sự khoa học; tránh sự chồng
chéo, phân công không rành mạnh, sự phối hợp không ăn khớp giữa các bộ phận trong cơ quan và với các cơ quan liên quan.
Song song với việc đổi mới, kiện toàn tổ chức, cần rà soát, sắp xếp, bố trí lại ĐNCB trong bộ máy làm công tác cán bộ; tiến hành xây dựng cơ cấu ĐNCB hợp lý, xác định chức danh tiêu chuẩn cán bộ cụ thể để trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ phù hợp, nhằm xây dựng ĐNCB tham mưu có đủ phẩm chất và năng lực tham mưu giúp BTV Tỉnh uỷ. Đồng thời có quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi cán bộ, công chức; có cơ chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh để thúc đẩy tính tự giác ở mỗi cán bộ, công chức, tạo động lực phấn đấu và phát huy sáng kiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Quan tâm lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chất lượng ĐNCB làm công tác tổ chức cán bộ.
Trước hết, cán bộ làm công tác tổ chức cần có đủ tiêu chuẩn của người cán bộ đã được nêu rõ trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân. Có thể tóm tắt những tiêu chuẩn ấy trong hai tiêu chí đức và tài.
Đức của người làm công tác tổ chức cán bộ là đạo đức cách mạng đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh khái quát là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Ở bất kỳ cương vị nào, người cán bộ tổ chức xây dựng Đảng luôn phải trung thực, thẳng thắng, công tâm, khách quan, không cục bộ, nể nang, tuỳ tiện, tham nhũng, lãng phí; phải có tâm trong sáng, không vẩn chút cá nhân trong nhìn nhận, đánh giá con người, công việc; không để kẻ xấu, cơ hội lợi dụng chạy chức, chạy quyền.
Tài của người làm công tác tổ chức cán bộ là phải biết vận dụng nhuần nhuyễn
quan điểm của Đảng về xây dựng tổ chức của hệ thống chính trị, về đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, chọn đúng người, bố trí đúng việc; có tầm nhìn xa, tiên
đoán được sự phát triển của cán bộ trong tương lai. Tài của người làm công tác cán bộ kết tinh từ sự am hiểu kiến thức của nhiều lĩnh vực, trong đó cần có sự am hiểu nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, có hiểu biết về khoa học tổ chức, quản lý, đời sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cần có tiêu chuẩn riêng đối với cán bộ làm công tác tổ chức, bảo đảm cho cán bộ tổ chức vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, vừa có kiến thức tổng hợp về nhiều mặt và nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất những chủ trương, giải quyết về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên.
Tóm lại, người làm công tác tổ chức, cán bộ phải có đạo đức trong sáng, trung
thực, tâm huyết vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; có tư duy và phong cách làm việc dân chủ, sâu sát, khoa học. Muốn vậy, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt cho ĐNCB này; chú trọng bổ sung các kiến thức trực tiếp phục vụ cho công tác này như kiến thức về khoa học tổ chức nhân sự, về tâm lý học, xã hội học, xây dựng Đảng…
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ đối với bộ máy làm công tác cán bộ.
Trước hết cấp uỷ Đảng, BTV Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ cần chú trọng chỉ đạo lựa chọn cán bộ làm tổ chức thật chặt chẽ, đặc biệt là người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan và ĐNCB làm công tác tổ chức; xác định trách nhiệm liên đới trong việc tiến cử, giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm, tránh tình trạng cơ quan tổ chức giới thiệu, còn bổ nhiệm hay không tuỳ thuộc vào quyết định của Bí thư và tập thể BTV Tỉnh uỷ. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chính sách đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, đặc biệt là việc cất nhắc, BNCB. Cần nghiên cứu đưa ra chính sách thu hút cán bộ giỏi về làm tại các cơ quan tham mưu của Đảng; có quỹ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng ĐNCB tham mưu vững vàng về chính trị, tinh thông về nghề nghiệp.
2.2.5. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tại nơi công tác và cư trú trong bổ nhiệm cán bộ