c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý
1.3.2.1. Ưu điểm và kết quả đạt được
Báo cáo giữa nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh (tháng 6/2008) đánh giá: “Việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy trình; thực hiện tốt việc chuẩn bị nhiều phương án nhân sự để bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ” [11, tr.8].
Như vậy, cùng với công tác cán bộ, việc BNCB đã được BTV Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, qua đó xây dựng được ĐNCB, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành trong tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức và năng lực thực tiễn; được đào tạo khá cơ bản; đã quan tâm BNCB trẻ, cán bộ nữ, đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển; trên cơ sở đó tạo tiền đề tương đối vững chắc, góp phần xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh trong sạch, vững mạnh.
Những ưu điểm, tiến bộ trong BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
Một là: Cấp uỷ đảng, nhất là BTV Tỉnh uỷ đã có chuyển biến nhận thức về vị
trí, vai trò của BNCB và coi đây là một trong những khâu trọng yếu của công tác các bộ.
Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương về công tác cán bộ, nhất là Quyết định số 68-QĐ/TW của BCT về “Quy chế BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử”, nhận thức của tập thể BTV Tỉnh uỷ và người đứng đầu cấp uỷ đã có sự chuyển biến tích cực, xác định BNCB là khâu trọng yếu của công tác cán bộ và thống nhất quan điểm: Để BNCB được thực hiện dân chủ, khách quan, bổ nhiệm đúng người, bố trí đúng việc, cán bộ được bổ nhiệm có sự tín nhiệm cao, nhất thiết công tác này phải được thực hiện đúng quy định, quy chế, quy trình; đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị chung của Đảng bộ tỉnh và nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành mà xác định yêu cầu, tiêu chuẩn để BNCB; quan tâm kết hợp đồng bộ giữa BNCB với các khâu khác của công tác cán bộ. BTV Tỉnh uỷ cũng nhấn mạnh thực hiện BNCB là nhằm xây dựng ĐNCB đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, góp phần xây dựng các tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh từng bước trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Từ nhận thức và có quan điểm đúng về công tác cán bộ và BNCB, BTV Tỉnh uỷ đã quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đã chỉ đạo các ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp uỷ đảng trực thuộc, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thực hiện nghiêm quy chế, quy trình BNCB theo quy định. Trong quá trình tiến hành công tác cán bộ, BTV Tỉnh uỷ đã thường xuyên quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong BNCB; qua đó các cấp uỷ đảng, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị có sự chuyển biến về mặt nhận thức, thống nhất về quan điểm, nên công tác cán bộ nói chung, BNCB diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng của Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tốt.
Hai là: Đã tập trung chỉ đạo triển khai nghị quyết, quyết định của Trung ương về
công tác cán bộ, BNCB một cách nghiêm túc, tạo được sự thống nhất cao của các cấp, các ngành về thực hiện quy trình, thủ tục, cách làm, đưa công tác BNCB dần đi vào nền nếp.
Trước đây, do chưa có quy định cụ thể, nên công tác BNCB, giới thiệu cán bộ ứng cử trong Đảng bộ tỉnh nói chung, cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng đã được tiến hành, nhưng gặp nhiều lúng túng, khó khăn, đôi khi không thống nhất về quy trình, thủ tục, cách làm, dẫn đến việc BNCB chưa thật sự đạt yêu cầu đề ra.
Khi có Quyết định số 51-QĐ/TW ngày 03/5/1999 của BCT về việc ban hành Quy chế BNCB, BTV Tỉnh uỷ đã có Kế hoạch số 11-KH/TU ngày 10/4/2002 về việc bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ và triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc quyết định trên, do vậy công tác BNCB có chuyển biến tích cực hơn.
Ngày 04/7/2007 BCT (khoá X) ra Quyết định số 68-QĐ/TW ban hành Quy chế BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử (thay thế Quyết định số 51-QĐ/TW). Để thực hiện tốt quyết định của Trung ương, BTV Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ căn cứ Quy chế của Trung ương phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng, ban hành Hướng dẫn số 01- HD/BTCTU-SNV ngày 05/5/2009 về BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử; tổ chức hội
nghị quán triệt, triển khai các văn bản này đến các đồng chí tỉnh uỷ viên, các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc; đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện. Việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai các quy định của Trung ương, của Tỉnh uỷ đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bảo đảm yêu cầu đề ra, tạo được sự nhất trí cao; do đó công tác BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử trong tỉnh đã dần đi vào nền nếp, thống nhất.
Ba là: Chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn từng chức danh cán
bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý với các tiêu chí cụ thể, làm căn cứ để triển khai thực hiện tốt các khâu của công tác cán bộ.
Trong công tác cán bộ, việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để thực hiện tốt các khâu đánh giá, quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó, BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý với các tiêu chí cụ thể về phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, trình độ đào tạo về chuyên môn và lý luận chính trị, độ tuổi,...
Việc xây dựng tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ dựa trên các căn cứ:
Thứ nhất, các quy định của Trung ương về tiêu chuẩn chung cán bộ do Nghị quyết Trung ương ba (khoá VIII) đề ra và các tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại cán bộ: lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ hai, yêu cầu nhiệm vụ chính trị, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội,
củng cố an ninh- quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương và nhiệm vụ của từng tổ chức, từng cơ quan, đơn vị.
Thứ ba, qua khảo sát, đánh giá hiện trạng ĐNCB và dự báo nhu cầu cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc khảo sát, đánh giá cán bộ được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, theo đúng quy trình. Trên cơ sở kết quả phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng cán bộ, BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã phân cán bộ ra thành 04 loại như sau: 1. Cán bộ được đào tạo cơ bản, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức vụ cao hơn; 2. Cán bộ có
triển vọng phát triển, nhưng cần được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực quản lý, tổ chức thực tiễn; 3. Cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, cần ổn định công tác; 4. Cán bộ cần phân công, bố trí lại công tác cho phù hợp.
Trên cơ sở phân loại cán bộ, BTV Tỉnh uỷ có chủ trương, giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, nhằm phát huy có hiệu quả ĐNCB trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Căn cứ Quy định về tiêu chuẩn cán bộ của tỉnh với các tiêu chí nêu trên, các cấp ủy đảng trực thuộc xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ cụ thể phục vụ cho công tác cán bộ của cấp mình.
Bốn là: Thực hiện khá tốt công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị nhân sự dự
nguồn để bổ nhiệm các chức danh cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý.
Thời gian qua, BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý đã chú trọng chỉ đạo công tác quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ của các cơ quan, sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc làm căn cứ để xây dựng quy hoạch cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, đã quan tâm cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện luân chuyển một số cán bộ cần đào tạo qua thực tiễn. Vì vậy đã tạo được nguồn cán bộ khá dồi dào, phục vụ cho BNCB lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành. ĐNCB được bổ nhiệm đa số là cán bộ dự nguồn, trong quy hoạch, đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, nhiều đồng chí đã trải qua rèn luyện thực tiễn, thể hiện là những cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức và có uy tín với quần chúng. Nhân sự được bổ nhiệm cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn chung do Nghị quyết Trung ương ba (khoá VIII) đề ra và tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ theo quy định của BTV Tỉnh uỷ.
Năm là: Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình thẩm định hồ sơ, nhận xét, đánh
giá cán bộ dự kiến bổ nhiệm theo đúng quy định của Trung ương.
Căn cứ tờ trình đề nghị BNCB do các cơ quan, đơn vị có nhu cầu BNCB đề xuất, BTV Tỉnh uỷ giao cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của Tỉnh uỷ (Ban Tổ chức Tỉnh uỷ) nghiên cứu kỹ hồ sơ, lý lịch cá nhân cán bộ, bảo đảm cán bộ dự kiến bổ nhiệm có lý lịch rõ ràng, đủ tiêu chuẩn cán bộ theo quy định (trình độ chuyên môn; lý luận chính trị; sức khoẻ; độ tuổi…), không vi phạm Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007
của BCT về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; đồng thời quá trình công tác của cán bộ dự kiến bổ nhiệm phải luôn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Căn cứ tiêu chuẩn cán bộ đã được cụ thể hoá và các văn bản nhận xét đánh giá về cán bộ dự kiến bổ nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ làm tờ trình về nhân sự bổ nhiệm, trong đó tóm tắt lý lịch, đánh giá, nhận xét cụ thể ưu, khuyết điểm, khả năng phát triển, kết quả thực hiện quy trình nhân sự (lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt; ý kiến nơi công tác, nơi cư trú; biểu quyết của tập thể lãnh đạo, cấp uỷ cơ quan cán bộ có nhu cầu BNCB…) để trình BTV Tỉnh uỷ xem xét quyết định.
Sáu là: Chỉ đạo, thực hiện tốt việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá cán bộ dự kiến
bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý.
Trong BNCB, một công việc rất quan trọng là tổ chức lấy ý kiến dân chủ của ĐNCB chủ chốt và quần chúng, của tập thể lãnh đạo, cấp uỷ chi bộ nơi công tác và cư trú về nhận sự dự kiến bổ nhiệm. Bởi vì, dù có phân cấp quản lý cán bộ, nhưng để bổ nhiệm đúng cán bộ, cấp trên không thể thiếu những thông tin từ nơi công tác, của thủ trưởng trực tiếp quản lý cán bộ, hoặc thông tin từ nơi cư trú thường xuyên của cán bộ.
Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ, cơ quan tổ chức cấp uỷ khi tham mưu, đề xuất luân chuyển, đề bạt, BNCB thường chưa làm tốt việc tổng hợp, phối kiểm các nguồn thông tin khác nhau, còn xem nhẹ nguồn thông tin từ cơ sở, nơi cán bộ trực tiếp, thường xuyên công tác và cư trú. Khắc phục hạn chế trên, từ khi triển khai thực hiện Quy định số 51-QĐ/TW và sau đó là Quy định số 68-QĐ/TW của BCT, BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang đã thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện việc lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của ĐNCB chủ chốt, công chức trong cơ quan và của tập thể lãnh đạo, cấp uỷ đảng nơi công tác, cư trú về cán bộ dự kiến bổ nhiệm.
Quy trình lấy ý kiến được thực hiện như sau: Căn cứ ý kiến nhất trí của BTV Tỉnh uỷ về chủ trương kiện toàn cán bộ, người đứng đầu lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ trong cơ quan đơn vị, hoặc ĐNCB chủ chốt trong cơ quan và cấp trưởng các đơn vị trực thuộc. Tại hội nghị này, người đứng đầu hoặc tập thể lãnh đạo thông báo danh sách cán bộ trong quy hoạch đã được lựa chọn giới thiệu (có tóm tắt quá trình học tập, công tác, bản tự nhận xét, đánh giá của nhân sự và dự kiến
phân công công tác đối với nhân sự); trao đổi, thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ, nhân sự được bổ nhiệm; sau đó lấy ý kiến giới thiệu bằng phiếu kín, cán bộ tham dự buổi lấy ý kiến có thể giới thiệu nhân sự ngoài danh sách do lãnh đạo giới thiệu. Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan còn phải lấy ý kiến của chi bộ nơi nhân sự đang công tác và nơi cư trú, ý kiến của quần chúng trong cơ quan.
Quá trình thực hiện dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi để BNCB luôn đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, mà cụ thể ở đây là BTV Tỉnh uỷ và các cấp ủy trực thuộc, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng quy chế dân chủ ở cơ sở, phù hợp với trình độ dân trí. Do thực hiện tốt khâu này, thời gian qua 100% cán bộ được bổ nhiệm đều tổ chức lấy ý kiến nhận xét dân chủ, khách quan, công khai, làm căn cứ quan trọng cho công tác BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử của BTV Tỉnh uỷ.
Bảy là: Quan tâm khâu đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ
và coi đây là một trong những cơ sở quan trọng cho BNCB.
Trong đánh giá cán bộ, đã chú trọng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, tác phong làm việc, năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; về mối quan hệ với quần chúng; về ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, các quy định của cấp trên, của cơ quan, tổ chức mà cán bộ đó là thành viên. Mỗi cơ quan, tổ chức khi có tờ trình đề nghị BNCB đều được BTV Tỉnh uỷ yêu cầu gửi kèm bản tự kiểm điểm cá nhân và bản nhận xét, đánh giá cán bộ của tập thể lãnh đạo, cấp uỷ đảng. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ thẩm định từng trường hợp cụ thể, nếu đạt yêu cầu thì làm báo cáo đề xuất BTV Tỉnh uỷ xem xét quyết định, nếu không đạt yêu cầu cũng phải báo cáo lý do để BTV Tỉnh uỷ nắm và có biện pháp chỉ đạo.
Nhìn chung, công tác BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý thời gian qua đã được thực hiện kịp thời, đúng tiêu chuẩn, quy hoạch, quy trình; do đó, đã tạo động lực mới, thúc đẩy cán bộ hăng say học tập, công tác, phấn đấu rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt, khắc phục tư tưởng ỷ lại, thụ động, trì trệ của một bộ phận cán bộ. Cán bộ được bổ nhiệm đều nhận thức được trách nhiệm của mình, yên tâm, phấn khởi,