c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý
2.2.2.5. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách cán bộ nhằm tạo động lực cho bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý
Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách cán bộ cũng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác cán bộ. Một hệ thống chính sách cán bộ đúng đắn, hợp lý, được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho cán bộ, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, yên tâm công tác; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ; phát huy năng lực sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những yêu cầu của nhiệm vụ công tác. Ngược lại, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý, thiếu đầy đủ, không được bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn sẽ là những cản trở lớn, kìm hãm sự năng động, sáng tạo của người cán bộ, làm thủ tiêu động lực phấn đấu, gây tâm lý hoang mang, chán nản cho cán bộ, thậm chí còn là nguyên nhân nảy sinh tiêu cực trong ĐNCB, đẩy cán bộ đến chỗ sai lầm, vi phạm khuyết điểm. Thực tế cho thấy, do sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách, cơ chế lỏng lẻo, việc thực hiện không
nghiêm đã làm cho cán bộ rơi vào tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền…
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ của tỉnh Bắc Giang không thể tách rời hệ thống chính sách của Trung ương và của tỉnh nhưng phải được cụ thể hoá phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay cần thoả mãn một số yêu cầu cơ bản sau:
- Hệ thống chính sách phải bảo đảm sự gắn kết giữa trách nhiệm và quyền lợi, giữa nghĩa vụ với lợi ích; trách nhiệm, nghĩa vụ càng lớn thì đãi ngộ cũng phải tương xứng.
- Hệ thống chính sách phải đảm bảo được sự công bằng trong quá trình sử dụng và đãi ngộ cán bộ. Mọi cán bộ có đức độ, tài năng, triển vọng đều phải được xem xét, đưa vào quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng khi có đủ điều kiện phải được xem xét cất nhắc, bổ nhiệm vào vị trí phù hợp.
- Phải khuyến khích được sự năng động, sáng tạo của ĐNCB; tháo gỡ những cản trở, động viên và tạo điều kiện cho cán bộ dám nghĩ, dám làm. Phải có chính sách khen thưởng động viên kịp thời cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, ý nghĩa về chính trị, xã hội đối với cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ.
- Có cơ chế chính sách phát hiện và thu hút được người tài, thực sự có năng lực, triển vọng phát triển, thu hút những sinh viên trẻ tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi về phục vụ ở địa phương; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho họ hoạt động, cống hiến và trưởng thành.
- Hệ thống chính sách phải hạn chế, đi tới ngăn chặn được những tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện, như: chủ nghĩa cá nhân, bệnh gia trưởng, độc đoán, mất dân chủ trong đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt và BNCB; đồng thời phải hạn chế, ngăn chặn được việc lợi dụng dân chủ để kìm hãm, làm thui chột cán bộ có tài năng, triển vọng phát triển.
Hiện nay, đa số cán bộ nói chung, cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng đều sống bằng đồng lương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng cải tiến chính sách tiền
lương, nhưng đồng lương của cán bộ còn thấp, chưa đảm bảo được cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Do đó, trước mắt, cần chi trả lương đúng thời hạn; đồng thời cần có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và những đồng chí được bổ nhiệm, luân chuyển về những địa bàn vùng sâu, vùng xa, để giúp cán bộ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt chính sách cán bộ, đòi hỏi các văn bản chính sách phải được cụ thể hoá thật chi tiết, kịp thời và phù hợp với điều kiện của tỉnh để dễ áp dụng; tránh sự chồng chéo, thiếu tính sát thực, vận dụng kiểu nào cũng được. Trong quá trình áp dụng phải linh hoạt, nhưng cần giữ đúng nguyên tắc.
2.2.3. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy trình bổ nhiệm cán bộ