Chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 72 - 75)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

2.2.2.1. Chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ nói chung, tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ là việc làm hết sức quan trọng trong công tác cán bộ. BTV Tỉnh uỷ xác định đây là công việc đầu tiên cần làm tốt, để tạo cơ sở thực hiện các khâu khác trong công tác cán bộ, chẳng hạn như tiêu chuẩn làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo, cán bộ, đồng thời từ đó cũng để xác định nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…, nếu không làm tốt được khâu này thì mọi khâu khác trong công tác cán bộ sẽ không có phương hướng để thực hiện, đồng thời người cán bộ cũng không có phương hướng để phấn đấu, rèn luyện. Vì vậy, xây dựng, ban hành và đưa vào thực hiện tiêu chuẩn của các chức danh cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý vừa là yêu cầu nhiệm vụ, vừa là cơ sở pháp lý để BTV Tỉnh uỷ thực hiện tốt công tác BNCB theo chỉ đạo chung của Trung ương và Tỉnh uỷ.

Tiêu chuẩn các chức danh cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý là hệ thống các chuẩn mực về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cần phải có của một người cán bộ, do BTV Tỉnh uỷ xây dựng, cụ thể hoá từ các quy định của Trung ương để kết hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ.

Trong quá trình xây dựng, cụ thể hoá tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ, một trong những yêu cầu quan trọng là các tiêu chuẩn được cụ thể hoá cần bảo đảm tính vừa tầm, không quá cao và cũng không quá thấp so với tình hình thực tiễn. Bởi vì, nếu xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quá cao với thực trạng ĐNCB sẽ rất khó thực hiện và điều này đã xảy ra trong thực tế có một số trường hợp đã phải vận dụng tiêu chuẩn- đây là một hình thức cho nợ tiêu chuẩn khi BNCB, mà phổ biến nhất là nợ về tình độ lý luận chính trị. Tình hình trên gây nên sự thắc mắc trong nội bộ, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng thiếu công tâm khách quan trong công tác BNCB, cũng như công tác cán bộ nói chung. Ngược lại, nếu việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quá thấp sẽ dẫn đến sự thụ động, ỷ lại của cán bộ, cũng như cấp uỷ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực và hiệu quả lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy và ĐNCB.

Tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý, trước hết phải bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII). Trên cơ sở tiêu chuẩn chung, cần xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ.

Xây dựng và cụ thể hoá tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ cần phải bảo đảm đầy đủ các mặt cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, cả năng lực và trình độ lãnh đạo, quản lý, điều hành của ĐNCB, không nên và hết sức tránh chỉ coi trọng mặt này mà xem nhẹ mặt kia. Trong giai đoạn hiện nay cần chú ý cụ thể hoá một số tiêu chuẩn sau:

- Về phẩm chất chính trị:

Đây là điều kiện, là tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên đối với người cán bộ, thể hiện sự giác ngộ, lòng trung thành của người cán bộ với Đảng, nhân dân và dân tộc. Biểu hiện lòng trung thành đó là niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đạt hiệu quả cao nhất. Đó còn là ý thức tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy và kỷ luật của các tổ chức quần chúng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Về phẩm chất đạo đức:

Đây là cái gốc của người cán bộ, với yêu cầu phải rèn luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đồng thời luôn khiêm tốn, giản dị, trung thực, thẳng thắn, gần dân, hiểu dân, thật sự biết tiếp thu ý kiến của nhân dân, biết làm cho dân tín, dân yêu, xứng đáng là "công bộc" của dân. Đạo đức cách mạng không chỉ thể hiện trên lời nói, mà còn ở việc làm, mỗi người cán bộ và gia đình còn phải là những tấm gương tiêu biểu trong chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của cơ quan và địa phương nơi cư trú; nghiêm túc tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện xấu trong cơ quan, đơn vị và trong xã hội, cùng với nhân dân xây dựng khối đoàn kết ở địa phương, đơn vị.

Hiệu quả của công việc được quyết định bởi trình độ, năng lực của người cán bộ; đây còn là tiêu chí để xem xét, đánh giá chất lượng cán bộ. ĐNCB này cần phải được đào tạo qua trường lớp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên; một số ban, ngành, lĩnh vực nhất thiết phải có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp; có trình độ lý luận chính trị cao cấp, cử nhân. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu đối với trình độ của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ quản lý là phải vừa rộng, vừa sâu; phải giỏi về chuyên môn, nhưng cũng phải am hiểu về quản lý, nhất là kiến thức về kinh tế thị trường, nhanh nhạy trong nắm bắt và xử lý thông tin.

Cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý còn phải có năng lực định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo cho đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh được thực hiện chính xác và đúng định hướng. Năng lực định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện là yêu cầu không thể thiếu của ĐNCB này, đó là năng lực cụ thể hoá và khả năng triển khai nghị quyết thành hiện thực cuộc sống. Muốn vậy, người cán bộ còn phải có năng lực tập hợp quần chúng, lôi cuốn quần chúng, tổ chức quần chúng thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Về phong cách làm việc:

Phong cách làm việc của người cán bộ thể hiện thái độ, tinh thần của người cán bộ với công việc và phương pháp làm việc. Đối với cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý đòi hỏi phải là người nhiệt tình, có trách nhiệm cao với công việc, luôn là người "đầy tớ" cần mẫn của nhân dân. Bởi, đây là đối tượng cán bộ hàng ngày tiếp xúc với nhân dân, giải quyết những công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, có tác động rất lớn đến thái độ của nhân dân; đồng thời những công việc thắc mắc của dân thì đa dạng, phức tạp, do đó rất cần ở người cán bộ sự nhiệt tình, chăm chỉ trong công việc, nếu không thế công việc sẽ bị bê trễ, hiệu quả không cao.

Mặt khác, còn phải là người có phương pháp làm việc thật khoa học, tính khoa học được thể hiện trong sắp xếp công việc, giải quyết công việc, bố trí thời gian đi cơ sở, tiếp dân. Hiện nay, đối với ĐNCB diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý, thiết nghĩ, phong cách làm việc khoa học còn phải được thể hiện ở sự chính xác về thời gian, mà bắt đầu từ thời gian làm việc, thời gian hội họp đến thời gian giải quyết công việc cho dân.

Phương pháp làm việc còn phải là phương pháp dân chủ thật sự, phải phát huy được sự tham gia nhiệt tình đóng góp ý kiến, tranh luận, thảo luận của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, tranh thủ được sự đồng tình của quần chúng nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cơ sở, biết tôn trọng nhân dân, coi nhân dân là chủ thể, là đối tượng của sự phục vụ.

- Về độ tuổi:

Quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý khi đảm nhiệm chức vụ lần đầu cần thực hiện thống nhất: Nam không quá 55 tuổi, nữ không quá 50 tuổi, phải bảo đảm còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ là 05 năm (trừ những đồng chí công tác ở Hội Cựu Chiến binh và Tỉnh đoàn Thanh niên có quy định riêng). Quy định như trên để bảo đảm thực hiện nghiêm Quy chế BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử, được ban hành theo Quyết định số 68-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)