Quy trình bổ nhiệmcán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 36 - 39)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

1.2.4.1.Quy trình bổ nhiệmcán bộ

Quy chế BNCB và giới thiệu cán bộ ứng cử, ban hành theo Quyết định số 68- QĐ/TW của BCT quy định quy trình BNCB thuộc diện Trung ương quản lý; tại Điều 6 của Quy chế trên đã quy định về trình tự, thủ tục BNCB thuộc diện BCT, BBT trực tiếp quản lý như sau:

Căn cứ nhu cầu công tác, ban thường vụ hoặc ban chấp hành đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các bước:

1- Trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.

2- Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý về chủ trương:

2.1- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

a- Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và đánh giá, nhận xét cán bộ, người đứng đầu và các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu đề xuất phương án nhân sự.

b- Tập thể lãnh đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá để đưa ra lấy ý kiến của cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Nhu cầu bổ nhiệm một người có thể lựa chọn một người hoặc nhiều người.

c- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự:

- Thành phần tham gia hội nghị lấy ý kiến ở tỉnh, gồm: Các đồng chí trong BCH đảng bộ tỉnh; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh; trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; bí thư các đảng bộ trực thuộc; chủ tịch hội đồng nhân dân, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Trình tự lấy ý kiến: Trao đổi, thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm và tiêu chuẩn cán bộ (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ). Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác. Giới thiệu cán bộ bổ sung (ngoài danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu). Ghi phiếu lấy ý kiến (không phải ký tên).

Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương Đảng nêu rõ thêm: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt phải đúng trình tự, đối tượng (quy định tại điểm c, mục 2-1, Điều 6 của Quy chế) nhằm bảo đảm thật sự dân chủ, khách quan. Phiếu lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự do tập thể lãnh đạo dự kiến được in thành danh sách (xếp thứ tự ABC theo tên), ghi rõ tuổi, chức vụ, đơn vị công tác [4, tr.17].

Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín, không phải ký tên và có thể ghi thêm ý kiến đề xuất giới thiệu nhân sự ngoài danh sách dự kiến. Phiếu lấy ý kiến được quản lý, lưu giữ theo chế độ tài liệu mật. Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định BNCB.

d- Người đứng đầu cùng với tập thể lãnh đạo: Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Lấy ý kiến bằng văn bản của BTV đảng uỷ hoặc đảng uỷ cơ quan (những nơi không có BTV) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm. Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín); nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.

đ- Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm: Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên BCT, BBT xem xét, quyết định. Trường hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu hai người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để BCT, BBT xem xét, quyết định.

2.2- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

a- Người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự, hoặc cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng giới thiệu.

b- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:

- Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và thường vụ đảng uỷ cơ quan nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và thường vụ cấp uỷ đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ.

- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).

Trường hợp cơ quan cấp trên có dự kiến điều động, BNCB từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị, thì trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động (nếu cơ quan đó không chủ động đề nghị bổ nhiệm cán bộ).

c- Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm. Trường hợp cán bộ bảo đảm được tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan có yêu cầu bổ nhiệm, hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ vẫn có thể báo cáo đề nghị BCT, BBT xem xét, quyết định.

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá X) về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và các hướng dẫn của Trung ương, trình tự BNCB được thực hiện như sau: Trường hợp cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc các ban, cơ quan trực thuộc cấp uỷ đảng, thì sau khi thực hiện đầy đủ quy trình nhân sự, BTV cấp uỷ trực tiếp ra quyết định BNCB. Trường hợp cần BNCB thông qua bầu cử, thì sau khi thực hiện đầy đủ quy trình nhân sự, BTV cấp uỷ ra nghị quyết giới thiệu nhân sự để các cấp chính quyền, đoàn thể (cơ quan dân cử) căn cứ quy định của pháp luật, hoặc điều lệ của mỗi đoàn thể để thực hiện việc bầu cử các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 36 - 39)