Mục đích, vai trò của bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 29 - 31)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

1.2.2. Mục đích, vai trò của bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ có mục đích chung gắn liền với mục đích của công tác cán bộ; đó là tạo ra một ĐNCB đồng bộ, có chất lượng, bảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các ngành, các cấp ở Trung ương, cũng như địa phương. Ngoài ra, BNCB còn có mục đích cụ thể là để củng cố sự thiếu hụt ở từng chức danh cán bộ, kịp thời bổ sung, thay thế cán bộ, khắc phục sự yếu kém, thiếu khuyết trong ĐNCB, cũng như khắc phục sự yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ phải nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy và của từng cán bộ.

Trong công tác cán bộ, BNCB là khâu có vai trò hết sức quan trọng được thể

hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, BNCB kết hợp cùng với các khâu khác làm cho công tác cán bộ trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý.

Công tác cán bộ gồm nhiều khâu: Xây dựng tiêu chuẩn, tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thực hiện chính sách cán bộ…Các khâu của công tác cán bộ có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, khâu này là tiền đề, cơ sở của khâu kia; vì vậy, khi thực hiện công tác cán bộ cần tiến hành đồng bộ các khâu, không được coi nhẹ khâu nào và khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ rất cần thiết phải kết hợp thực hiện đầy đủ các khâu khác, như phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ…

Thứ hai, trong công tác cán bộ thì BNCB là khâu có vị trí quan trọng, kiểm nghiệm tính đúng đắn của các khâu: xây dựng tiêu chuẩn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện chính sách cán bộ...

Để BNCB chính xác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được hệ tiêu chuẩn cán bộ đúng đắn, phù hợp từng chức danh cán bộ, từ đó làm căn cứ để đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bổ nhiệm đúng cán bộ phải có sự đánh giá cán bộ chuẩn xác, khách quan, công tâm; chất lượng BNCB phụ thuộc vào việc đánh giá cán bộ. Đã không ít trường hợp đánh giá cán bộ không đúng tài

năng, phẩm chất đạo đức, dẫn đến sử dụng sai người, sai việc. Mỗi khâu trong công tác cán bộ đều có ý nghĩa giúp cho BNCB được chính xác, đúng người, đúng việc; hay nói cách khác BNCB là cái đích của hoạt động quản lý cán bộ.

Mỗi cán bộ khi được cất nhắc, bổ nhiệm, tạo nên động lực tinh thần trong cuộc sống, cũng như trong sự nghiệp công tác; họ cảm thấy vinh dự khi những nỗ lực, cố gắng trong công việc của mình đã được tổ chức đánh giá đúng mức, từ đó tin tưởng vào tổ chức và lãnh đạo, xoá bỏ được tư tưởng "Ba năm phấn đấu, không bằng một lần cơ cấu" và vì vậy công việc cũng được tiến hành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu do phe phái, bè cánh mà được bổ nhiệm thì bản thân người cán bộ đó sẽ có tư tưởng chủ quan, thiếu tôn trọng tổ chức và mọi người, coi thường hiệu quả công việc và như vậy nhiệm vụ chính trị cũng không thể nào hoàn thành tốt được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù không sử dụng trực tiếp khái niệm "BNCB", nhưng quan điểm của Người về cất nhắc cán bộ cũng nói lên tầm quan trọng của công tác BNCB. Theo Người, cất nhắc cán bộ là công việc cần kíp nhưng phải làm cho đúng. Nếu cất nhắc không cẩn thận sẽ đem những người bô lô, ba la, chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại. Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng và có tác dụng cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái; như thế công việc nhất định chạy. Cất nhắc cán bộ không nên làm như "giã gạo"; nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ, khi họ sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Cán bộ bị nhắc lên thả xuống vài ba lần như thế là hỏng cả đời. Ảnh hưởng của việc bổ nhiệm đúng cán bộ không chỉ có tác dụng tới tinh thần, tâm lý của bản thân người được bổ nhiệm, mà còn tác động tới cả ĐNCB nơi có người được bổ nhiệm. Có những nơi do bổ nhiệm không đúng cán bộ, cán bộ được bổ nhiệm không đúng với năng lực, sở trường, mức độ cống hiến hoặc không có tín nhiệm với quần chúng đã gây nên tình trạng hoang mang, dao động, chán nản trong ĐNCB; cán bộ, đảng viên và quần chúng sẽ giảm sút niềm tin vào lãnh đạo, tổ chức và từ đó động lực phấn đấu cũng không còn, nhiệm vụ được giao cũng sẽ bê trễ, khó hoàn thành.

Như vậy, BNCB có vai trò hết sức to lớn đối với công tác cán bộ, đối với từng cán bộ và cả ĐNCB, đó là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, tổ chức và

đặc biệt, đó còn là điều kiện bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đơn vị, địa phương, của mỗi cán bộ và của cả ĐNCB.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)