Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt và dự nguồn, góp phần nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 78 - 81)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

2.2.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt và dự nguồn, góp phần nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ quản lý

Trong các khâu của công tác cán bộ, thì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là ĐNCB trong quy hoạch các chức danh diện BTV Tỉnh uỷ quản lý là việc làm không thể thiếu trong toàn bộ quy trình công tác cán bộ.

Thực tiễn đã chỉ rõ, mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội luôn vận động và phát triển, khả năng nhận thức của con người cũng không ngừng được phát huy, vì thế luôn tạo nên sự phát triển nhảy vọt trong nguồn tri thức nhân loại, kể cả trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay, những nguồn tri thức mới luôn là yếu tố tạo ra động lực mới và quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này cũng có nghĩa là muốn thúc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH và giành được thắng lợi, chúng ta phải tạo ra được những con người, đặc biệt là những nhà lãnh đạo tiêu biểu cho xu hướng mới, hội tụ các tri thức tiên tiến của thời đại, có khả năng tạo ra những bước đột phá mới và đẩy nhanh quá trình phát triển của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần đặc biệt quan tâm công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ trong quy hoạch các chức danh diện BTV Tỉnh uỷ quản lý.

Hiện nay, do các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với độ ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý cũng như đối với ĐNCB kế cận còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời những đòi hỏi của người học và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ cách mạng. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức xúc nhất của công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt hiện nay là phải khẩn trương tiến hành cải tiến, hoàn thiện các chương trình giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo.

Trước hết cần đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn; chủ động phân tích, khai thác các kết quả về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong nước; đồng thời tích cực tham khảo kinh nghiệm tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các nước trên thế giới để cải tiến chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện BTV Tỉnh uỷ quản lý nói riêng.

Trên cơ sở các tiền đề đã có, phải tiếp tục tổ chức biên soạn mới, hoặc hoàn thiện các giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong đó về nội dung phải gắn việc phân tích, lý giải về lý luận với phân tích, lý giải đối với các vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng, cùng với phân tích, định hướng nhận thức nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Những vấn đề đó phải được giải quyết một cách linh hoạt trong mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm phù hợp với tính chất và mục đích yêu cầu được xác định cho mỗi loại chương trình.

Cải tiến chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải gắn liền với việc đổi mới phương thức tổ chức dạy và học, trong đó phải chuyển dần vai trò trung tâm từ người giảng sang người học viên; tức phải thực hiện phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học trong việc khai thác kho tàng tri thức, không bị động trong tiếp thu các tri thức sẵn có, thậm chí còn chủ động khám phá những cái mới; đồng thời phải thay đổi vai trò truyền đạt sang vai trò hướng dẫn của người giảng viên đối với học viên.

Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp và đào tạo, bồi dưỡng qua thực tiễn công tác vừa là một phương châm hoạt động mang tính nguyên tắc vừa là một truyền thống tốt đẹp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng ta. Nếu như trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, với hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, việc kết hợp vừa làm, vừa học là một đòi hỏi tất yếu trong việc nâng cao kiến thức khoa học và năng lực công tác của mỗi cán bộ cũng như của cả tập thể tổ chức, thì trong thời kỳ mới khi hình thức học tập trung trong trường lớp mang tính bắt buộc đối với mỗi cán bộ, hình thức vừa học, vừa làm, hay nói cách khác là học tập lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn lại trở thành một biện pháp không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng qua thực tiễn gồm: - Gắn học lí thuyết với đi khảo sát thực tế.

- Phát triển các hình thức vừa học, vừa công tác; kết hợp giữa quá trình học tập nâng cao trình độ ở trường lớp với quá trình thử thách trong thực tiễn để rèn luyện bản lĩnh, tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

- Cần quan tâm luân chuyển cán bộ; chú ý đưa cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có triển vọng đi thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý.

Trong quá trình xây dựng ĐNCB, cần phải quan tâm đưa những cán bộ kế cận vừa được đào tạo chính quy vào phong trào quần chúng ở cơ sở, để họ được hoạt động, thử thách và rèn luyện trong phong trào quần chúng. Cán bộ đứng đầu và tập thể lãnh đạo phải giao nhiệm vụ công tác cho cán bộ kế cận, để họ chủ động phát huy trình độ và năng lực trong việc giải quyết các vấn đề thực tế; đồng thời các cơ quan tổ chức cán bộ và cơ quan đơn vị quản lý những cán bộ đó cần luôn quan tâm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá sự trưởng thành của mỗi cán bộ. Đây cũng là cách tốt nhất để những phẩm chất, bản lĩnh ở trong họ được củng cố và phát triển.

Mặt khác cần kết hợp giữa sự ổn định và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý về chuyên môn cần thiết phải bảo đảm ổn định công tác, nếu có luân chuyển cũng chỉ nên thực hiện trong một số lĩnh vực phù hợp với chuyên môn được đào tạo, để họ không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn vừa phát

huy được vai trò lãnh đạo, quản lý. Còn đối với cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, xã hội hay các lĩnh vực hoạt động vĩ mô không gắn trực tiếp với các lĩnh vực chuyên môn, cần đẩy mạnh luân chuyển để mỗi cán bộ tích luỹ thêm kinh nghiệm mới, mở rộng tầm nhìn.

Quá trình học tập qua thực tiễn còn phải gắn với việc không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tổ chức. Cần tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động, công tác, tổ chức sinh hoạt chính trị, để cho mỗi cán bộ có cơ hội nhìn nhận lại những việc đã làm được và chưa làm được, rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, từ đó nâng cao hơn năng lực công tác.

Tuy nhiên, việc đào tạo cán bộ qua luân chuyển cán bộ không phải là một vấn đề đơn giản. Để những điều nói trên được tổ chức thực hiện tốt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ, với cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng các đối tượng cán bộ này, để trước khi luân chuyển cán bộ, phải đánh giá đúng thực lực, mặt ưu điểm, khuyết điểm của mỗi cán bộ, làm cơ sở cho BTV Tỉnh uỷ ra quyết định đúng đắn.

2.2.2.5. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách cán bộ nhằm tạo động lực cho bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)