Quan niệm về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 26 - 29)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

1.2.1. Quan niệm về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ

Để nghiên cứu BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý, cần có quan niệm đúng và đầy đủ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ.

BNCB là động từ thường được dùng trong lĩnh vực tổ chức- cán bộ và thường được hiểu là giao cho ai giữ một trọng trách, một vị trí ở từng cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Nhưng nếu chỉ hiểu theo nghĩa đơn thuần thì chưa thể hiện được đầy đủ nội dung sâu xa của BNCB, dễ đánh đồng với khái niệm đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ.

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia thì: “Đề bạt cán bộ” là “cử (ai đó) vào một chức vụ cao hơn” như đề bạt giám đốc xí nghiệp [50, tr.546]. “Cất nhắc cán bộ” là “đưa lên một chức vụ cao hơn” [50, tr.241]. “Bố trí cán bộ” là “sắp xếp theo một trật tự và với một dụng ý nhất định” [50, tr.162].

“Bổ nhiệm” là một từ ghép của hai từ với hai ý nghĩa khác nhau. “Bổ” có nghĩa là phân bổ, bổ sung, giao cho; “nhiệm” được hiểu là nhiệm vụ, trách nhiệm, nhiệm kỳ…; ghép lại hai từ trên ta có thể hiểu đó là việc phân bổ hay giao cho ai một nhiệm vụ, trách nhiệm và trong một thời hạn cụ thể. “BNCB” có nghĩa: “Cử cán bộ giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước” [50, tr.161]; tức là giao cho cán bộ giữ một chức vụ có thể là cao hơn, nhưng cũng có thể đó là chức vụ tương đương.

Theo tập bài giảng “Nghiệp vụ công tác cán bộ, đảng viên” của Viện xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì khái niệm "BNCB" được nêu:

BNCB là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo trong bộ máy tổ chức, thực chất là giao trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ lãnh đạo của một ban, một bộ, một ngành, một cơ quan đơn vị…Đây là khâu quyết định trong công tác cán bộ [29, tr.27].

Có thể khái quát BNCB được thể hiện qua ba đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, BNCB là quyết định cử cán bộ giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ

cấu tổ chức nhất định. Cụ thể là trong một cơ cấu tổ chức có nhiều chức danh cán bộ, những cán bộ được bổ nhiệm có nghĩa là được cất nhắc từ vị trí người bị lãnh đạo, bị quản lý, lên vị trí của người lãnh đạo, quản lý; hoặc từ vị trí người lãnh đạo, quản lý cấp thấp, cất

nhắc lên vị trí người lãnh đạo, quản lý cao hơn. Chính vì vậy, việc BNCB luôn là động lực tích cực khích lệ ĐNCB phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, những cán bộ được bổ nhiệm lên vị trí mới được trao trách nhiệm và quyền

hạn tương xứng. BNCB là quyết định trao cho cán bộ đó một quyền hạn mới, cao hơn cương vị công tác hiện tại, đồng thời đòi hỏi cán bộ đó phải phát huy trách nhiệm cá nhân tương xứng với quyền hạn được trao.

Thứ ba, BNCB giữ vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định trong công tác cán

bộ. Đây là cái đích của quản lý cán bộ, là công việc mang tính khoa học về tổ chức. Độ chính xác của BNCB thể hiện chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý. Bổ nhiệm đúng cán bộ thì góp phần làm cho tổ chức phát triển ổn định, nhiệm vụ chính trị vì thế sẽ hoàn thành tốt; ngược lại bổ nhiệm sai cán bộ sẽ làm cho tổ chức trì trệ, rối loạn, nhiệm vụ bê trễ, khó hoàn thành.

Như vậy, có thể hiểu rằng: BNCB là cấp có thẩm quyền đồng ý quyết định cử hoặc giao cho cán bộ thuộc quyền quản lý một chức vụ, một trọng trách trong cơ quan đơn vị, có thể là đề bạt, cất nhắc nhưng cũng có thể chỉ là bố trí cán bộ cho phù hợp, nhằm sử dụng hiệu quả ĐNCB hiện có trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Những trường hợp cần BNCB là: Khi có sự thay đổi tổ chức, hoặc thay đổi các chức danh lãnh đạo, quản lý trong tổ chức; khi khuyết các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cần bổ nhiệm cho đủ; khi thực hiện quy hoạch, sắp xếp cán bộ lãnh đạo chủ chốt, bảo đảm cho ĐNCB phát triển liên tục, kế tiếp nhau theo hướng dự định; hoặc khi rà soát, phát hiện những cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức không còn phù hợp cần thiết phải điều chỉnh, bố trí công tác khác.

Giữa BNCB với đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ có mặt thống nhất nhưng không đồng nhất. Bổ nhiệm cán bộ là bước tiếp theo của đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ, nó cụ thể hoá các bước trên. Thông thường BNCB được thể hiện bằng các văn bản mang tính chất pháp quy; cấp có thẩm quyền có thể quyết định trực tiếp việc BNCB, cũng có thể ra nghị quyết giới thiệu để các cấp cùng quản lý căn cứ vào đó ra quyết định BNCB (như nghị quyết giới thiệu cán bộ để HĐND tỉnh bầu các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh chẳng hạn).

Từ những phân tích trên có thể hiểu: BNCB diện BTV tỉnh uỷ quản lý là việc tập thể

BTV tỉnh uỷ quyết định cử cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh và chức danh chủ chốt cấp huyện, thành phố thuộc phạm vi phân cấp, nhằm mục đích quản lý, sử dụng cán bộ có hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của Đảng bộ tỉnh.

Qua khái niệm cho thấy, chủ thể quyết định BNCB là BTV tỉnh uỷ; bên cạnh đó, còn có một số tổ chức và cá nhân liên quan tham gia vào quá trình BNCB như: Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ; cấp uỷ trực thuộc tỉnh uỷ; người đứng đầu và các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị. Đối tượng xem xét bổ nhiệm là những cán bộ có phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, uy tín và phải bảo đảm tiêu chuẩn quy định. Vị trí được bổ nhiệm là các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cần bổ nhiệm trong các tổ chức của hệ thống chính trị trong tỉnh thuộc diện BTV tỉnh uỷ quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ. Yêu cầu phải bổ nhiệm đúng người, đúng việc, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung của địa phương.

* Cùng với BNCB, Quyết định số 68-QĐ/TW của BCT còn quy định về việc bổ nhiệm lại cán bộ; trong đó nhấn mạnh yêu cầu sau:

Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét có hay không bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử. Những cán bộ sau khi được bổ nhiệm vì những lý do cụ thể, như: sức khoẻ không đảm bảo, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước…thì các cơ quan tham mưu đề xuất và cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm [17, tr.7-8].

Như vậy, có thể hiểu: Bổ nhiệm lại cán bộ là quyết định cử cán bộ tái giữ một chức

vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy tổ chức, là giao lại trách nhiệm, quyền hạn mà người cán bộ đó đã từng đảm nhiệm. Bổ nhiệm lại thường được thực hiện khi hết nhiệm kỳ công

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)