Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 57 - 60)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

1.3.3.3.Một số kinh nghiệm

Từ những phân tích, nhận định, đánh giá ĐNCB và BNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Các cấp uỷ, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, ĐNCB, đảng viên và nhân dân phải có sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ và BNCB. Muốn vậy, phải quán triệt đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ, tạo ra sự thông suốt và đồng tình ủng hộ của cán bộ, đảng viên, quần chúng, từ đó tạo ra sự chuyển biến mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

- Phải thực hiện tốt nguyên tắc, quy trình, quy định. Trong đó có chú trọng, đề cao nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Trong quá trình thực hiện phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Đảng và các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể đi đôi với đề cao trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo BNCB. Đồng thời cần ngăn chặn bệnh quan liêu, chủ quan, tư tưởng bè phái, cục bộ, gia trưởng trong BNCB.

- Giải quyết hài hoà mối quan hệ của người đứng đầu với tập thể lãnh đạo trong thảo luận, đề xuất, quyết định BNCB. Thực tế cho thấy, sự vi phạm nguyên tắc tập trung

dân chủ trong BNCB thường diễn ra ở hai khuynh hướng: thứ nhất, có trường hợp quá đề cao dân chủ tập thể, người đứng đầu không dám quyết đoán, đề xuất, thiếu bản lĩnh, buông lỏng lãnh đạo; thứ hai, lại có trường hợp người đứng đầu quyết định vượt quá thẩm quyền của tập thể lãnh đạo, mọi vấn đề đều không được lấy ý kiến thảo luận bàn bạc dân chủ trong tập thể cấp uỷ. Cả hai khuynh hướng đó đều dẫn đến tình trạng gia trưởng, cục bộ, bè phái, quan liêu, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong xem xét quyết định BNCB. Một khi vai trò của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo không được phát huy đầy đủ, đúng mức, nguyên tắc tập trung dân chủ bị xem thường, thì việc bổ nhiệm sẽ không đúng đắn, người có đức- tài có thể không được trọng dụng, những kẻ cơ hội có điều kiện chui vào bộ máy lãnh đạo. Vì vậy, cần có một cơ chế đủ mạnh, quy định thật cụ thể, hợp lý để làm sao vừa phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, vừa đảm bảo được dân chủ trong đề xuất nhân sự và quyết định BNCB.

- Để thực hiện công tác BNCB đạt được kết quả tốt, cần phải chăm lo thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ như đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. Đánh giá cán bộ được xem là tiền đề; quy hoạch cán bộ là cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là điều kiện; luân chuyển cán bộ là đột phá; BNCB là kết quả, thước đo chất lượng của công tác cán bộ. Nếu các khâu này được tiến hành một cách thận trọng, sẽ là cơ sở nâng cao chất lượng của BNCB. Đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu công việc, tiêu chuẩn cán bộ và kết quả đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm.

- BNCB phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ công tác của địa phương, đơn vị và phải căn cứ vào trình độ, năng lực của ĐNCB để thực hiện. Đảo đảm việc BNCB không gây nên sự xáo trộn, gián đoạn trong ĐNCB; không mất đoàn kết nội bộ và bảo đảm duy trì thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác. Nếu không thoả mãn được những yêu cầu này thì tạm thời chưa BNCB. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp do vội vã bổ nhiệm không tính đến các yếu tố trên đã gây tác hại không nhỏ đến đoàn kết nội bộ đơn vị, thậm chí ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công tác.

- Cần làm tốt công tác tư tưởng cho người được bổ nhiệm và cán bộ, đảng viên, quần chúng nơi có cán bộ được bổ nhiệm. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng

của cán bộ, đảng viên, nhân dân khi tiến hành bổ nhiệm. Những cán bộ có nhiều ý kiến phản ánh của cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải được thẩm định làm rõ trước khi bổ nhiệm. Trường hợp dư luận do các đối tượng xấu, ác ý tuyên truyền nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của cán bộ, thì cần phải công khai để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết tạo sự đồng tình ủng hộ. Trường hợp dư luận phản ánh đúng cán bộ có dấu hiệu hoặc biểu hiện không tốt thì phải cân nhắc thận trọng, nếu cần thì dừng việc bổ nhiệm.

- Thực hiện tốt các nội dung về xây dựng, chỉnh đống Đảng, qua đó củng cố, xây dựng các tổ chức đảng trong Đảng bộ tỉnh thật sự trong sạch, vững mạnh. Các cơ quan, tổ chức phải làm thật tốt vai trò làm tham mưu cho cấp uỷ trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, cần chú trọng đến việc thực hiện chính sách cho cán bộ được bổ nhiệm.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 57 - 60)