Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ của các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo nguồn cán bộ dồi dào phục vụ cho công tác bổ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 77 - 78)

c) Đặc điểm của ĐNCB diện BTV Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý

2.2.2.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ của các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo nguồn cán bộ dồi dào phục vụ cho công tác bổ

quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị, tạo nguồn cán bộ dồi dào phục vụ cho công tác bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý

Quy hoạch cán bộ có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với BNCB. Nếu quy hoạch cán bộ được thực hiện tốt, tạo được nguồn cán bộ dồi dào, có chất lượng, sẽ tạo điều kiện để lựa chọn được những cán bộ có đầy đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được cơ cấu, bảo đảm được sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ đảng. Như vậy, để thực hiện BNCB có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch. Chỉ trên nền tảng xây dựng tốt quy hoạch cán bộ, sẽ giúp cho công tác bổ nhiệm được đảm bảo, có sự chủ động hơn, tránh gặp phải tình trạng lúng túng, hụt hẫng nguồn cán bộ có chất lượng để lựa chọn, đề xuất bổ nhiệm.

Để xây dựng quy hoạch cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý đạt kết quả, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Phải quán triệt quan điểm, nguyên tắc tập trung dân chủ và yêu cầu, nội dung, phương pháp về công tác cán bộ của Đảng; phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, địa phương và căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh của từng loại cán bộ; phải xác định quy hoạch để có hướng đề bạt bổ nhiệm, chứ không phải quy hoạch “treo”, quy hoạch theo kiểu “xếp hàng” chờ thử việc.

- Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch ngắn hạn và quy hoạch dài hạn, giữa quy hoạch của cấp dưới với quy hoạch của cấp trên, quy hoạch cán bộ cấp dưới phải được cấp uỷ cấp trên phê duyệt và làm cơ sở cho quy hoạch của cấp trên.

- Thực hiện quy hoạch cán bộ phải đảm bảo vừa “động” vừa “mở”; nghĩa là quy hoạch không chỉ khép kín trong phạm vi một ngành, đơn vị, địa phương; một chức danh cán bộ có thể quy hoạch 2-3 người, một người có thể quy hoạch 2-3 chức danh cán bộ, để tạo cơ hội ngang nhau cho những cán bộ có khả năng về phẩm chất, trình độ, năng lực phấn đấu, rèn luyện, phát triển.

- Cụ thể hoá và thực hiện nghiêm túc quy trình quy hoạch cán bộ diện BTV Tỉnh uỷ quản lý. Trong quy trình quy hoạch cán bộ, phải coi trọng thực hiện nguyên tắc tập

trung dân chủ, mở rộng việc lấy ý kiến đề xuất giới thiệu trong đội ngũ cán bộ chủ chốt, kết hợp với việc đề xuất, tham mưu của cơ quan tổ chức cán bộ; ban thường vụ cấp uỷ thảo luận kỹ và biểu quyết thông qua quy hoạch cán bộ, trong đó coi trọng quy hoạch cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có triển vọng và cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

- Phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ theo sự phát triển của từng cán bộ và sự biến động của nhiệm vụ chính trị, chứ không quy hoạch “bất biến”, chỉ làm một lần là xong. Đồng thời cần chú ý phát hiện, lựa chọn bổ sung vào quy hoạch những cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản có triển vọng, cán bộ xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc…tạo ra nguồn cán bộ đa dạng, hài hoà, có chiều sâu nhằm đáp ứng cho công tác bổ nhiệm có chất lượng, phù hợp từng ngành, từng lĩnh vực ở địa phương, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.

2.2.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt và dự nguồn, góp phần nâng cao chất lượng công tác bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang quản lý giai đoạn hiện nay docx (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)