Hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 105 - 114)

thực hiện

Hoàn thiện những quy định của pháp luật báo chí, tạo cơ chế phù hợp để báo chí thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xỏc tỡnh hỡnh khiếu nại, tố cỏo, những vụ việc cụ thể được dư luận xó hội quan tõm. Phải coi bỏo chớ là một trong những phương tiện quan trọng để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mỡnh khi bị xõm phạm, đồng thời là phương thức để tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho quần chúng nhân dân. Do đó, cần bổ sung vào Luật Báo chí hiện hành về các hình thức, các chuyên mục bắt buộc phải có của một loại hình báo chí về giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gắn liền với thông tin có nội dung kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính. Việc đưa thông tin này cần tiến hành theo hướng chủ động từ phía nhân dân có nghĩa là nhân dân khởi xướng, đưa ra vấn đề cùng với những nhận định, đánh giá về hành vi của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đồng thời với các bình luận, đánh giá và yêu cầu, kiến nghị của cơ quan báo chí đến các đối tượng. Bên cạnh đó, cần quy định về thời lượng nhất định các thông tin cụ thể về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương khắc phục tình trạng đưa thông tin một cách chung chung, một chiều mang tính liệt kê và ca ngợi lấy thành tích. Đối với những vùng có

dân tộc thì các loại hình báo chí phải được đăng tải bằng tiếng Kinh và tiếng dân tộc đồng thời có các hình thức chuyển tải thông tin tới nhân dân.

Cần có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn của nhà báo, trình độ, năng lực và bản lĩnh dám đấu tranh chống lại các đối tượng là cán bộ, lãnh đạo trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng.

Kết luận chương 3

Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính quyền địa phương, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một yêu cầu mang tính khách quan, cấp bách. Để có được các giải pháp mang tính đột phá, nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, luận văn đã phân tích các quan điểm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong đó bám sát quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết 48/NQ-TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, trên cơ sở các tiêu chí nêu ở Chương 1, từ thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (chương 2), chương 3 phân tích các yêu cầu khách quan và đưa ra các giải pháp cụ thể.

Một trong những giải pháp quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là phải xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động giám sát của các cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương. Bên cạnh việc rà soát nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, tản mạn, mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện nay, trong thời gian tới, cần có định hướng ban hành Luật giám sát chính quyền địa phương, Luật giám sát của nhân dân, Luật tố tụng hành chính, bổ sung các quy định về giám sát trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung trên phải tuân thủ nguyên tắc "Luật quy định cụ thể, thực hiện trực tiếp" để khi có hiệu lực là được thi hành ngay.

Kết luận

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, hoạt động giám sát họat động hành chính nhà nước ở địa phương là một vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách. Tăng cường hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm mục đích đảm bảo cho quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân. Nhân dân trực tiếp tham gia và quản lý nhà nước. Do đó, hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương không nằm ngoài sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát hoặc có thể thông qua các cơ quan đại diện cho mình ở địa phương (Hội đồng nhân dân), cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân địa phương) hoặc các tổ chức chính trị - xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng. Thông qua các cơ quan này, hoạt động giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tiến hành một cách toàn diện. Mỗi loại hình giám sát có ưu thế mạnh riêng, bổ sung cho nhau, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được tiến hành một cách thường xuyên, kịp thời và đẩy đủ. Dưới sự giám sát hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, bảo đảm cho các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tuân thủ pháp luật để thực thi quyền hạn một cách có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, phát huy dân chủ, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính nhà nước.

Trong những năm qua, hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ở nước ta đã được khẳng định và thu được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, những kết quả của hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chưa tương xứng với mục đích và tầm quan trọng của nó. Các chủ thể giám sát chưa phát huy được vai trò của mình trong hoạt động giám sát. Hoạt động giám sát chưa được tiến hành thường xuyên, tính tích cực, chủ động trong hoạt động giám sát chưa được thể hiện. ở nhiều địa phương trong cả nước, hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn được đánh giá mang tính

hình thức. Một trong những nguyên nhân dân đến tình trạng này là chưa có cơ chế pháp lý đảm bảo hoạt động giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trong đó pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn nhiều bất cập, thiếu nhiều quy định về hình thức, phương thức, trình tự thực hiện hoạt động giám sát cho từng loại chủ thể giám sát, chưa có quy định mang tính khoa học về hoạt động phối kết hợp các hoạt động giám sát. Hơn thế nữa, pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát hoạt động hành chính nhà nước ở địa phương còn nhiều văn bản dưới hình thức Pháp lệnh, Nghị định, Quy chế nên hiệu lực pháp lý không cao.

Do đó, để khắc phục tình trạng đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mà một trong những giải pháp mang tính cấp bách đối với đặt ra đối với hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Hệ thống pháp luật này phải đảm bảo tính động bộ, toàn diện, cụ thể, thống nhất, khả thi và phải dễ thực hiện trong thực tế. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng thể hiện đậm nét mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, cần phát huy dân chủ trong các quy định pháp luật nhằm bảo đảm và thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động giám sát đối với hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Như vậy, chỉ khi nào pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được hoàn thiện thì hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mới được thực hiện có hiệu quả trên thực tế, qua đó, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân mới được bảo đảm qua việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (1997), Tìm hiểu pháp luật tố tụng hành chính, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Thanh Bình (2004), Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án - sự

bảo đảm công lý trong quan hệ giữa nhà nước và công dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

3. Nguyễn Khắc Bộ (2005), "Nâng cao hiệu quả giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đối với bộ máy nhà nước", Dân vận, (7).

4. Chính phủ (1998), Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5 về thực hiện quy chế dân chủ ở xã (phường, thị trấn), Hà Nội.

5. Chính phủ (1998), Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8/9 về thực hiện quy chế dân

chủ trong hoạt động của cơ quan, Hà Nội

6. Chính phủ (1999), Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2 về thực hiện quy chế dân

chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội

7. Nguyễn Đăng Dung (2004), "Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (9).

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Hạnh (2000), "Một số ý kiến về đổi mới giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền địa phương", Dân chủ và pháp luật, (8).

12. Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992) (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Học viện Hành chính quốc gia (1995), Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Văn Hòe, Giám sát của Quốc hội và vấn đề bảo đảm hiệu quả giám sát, Kỷ yếu hội thảo về tổ chức và hoạt động giám sát của Quốc hội tại Nha Trang (29-1/7/2004). 15. Hội đồng Nhà nước (1958), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.

16. Hội đồng Nhà nước (1962), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính, Hà Nội.

17. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Pháp chế (2005), Báo cáo kết quả hoạt động

năm 2005 và chương trình hoạt động năm 2006, Vĩnh Phúc.

18. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện giám

sát 6 tháng đầu năm 2006, Vĩnh Phúc.

19. Nguyễn Khanh (2005), "Thiếu một cơ chế giám sát hoàn thiện", Báo Pháp luật, (222), ngày 16/9.

20. "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" (2001), Quản lý nhà nước, (5).

21. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (2001), Tìm hiểu pháp luật Luật hành chính Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 23. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 24. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 25. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 26. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 29. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

34. Đinh Văn Minh (1995), Tài phán hành chính so sánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Những điểm mới trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân (2005), Nxb chính

trị quốc gia, Hà Nội.

37. Đào Xuân Quang (2003), Trách nhiệm xã hội của các nhà báo trong cơ chế thị trường dưới góc nhìn của chính trị học, Luận văn cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

38. Quốc hội (1983), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Hà Nội. 39. Quốc hội (1989), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Hà Nội. 40. Quốc hội (1993), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Hà Nội. 41. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi), Hà Nội.

42. Quốc hội (1999), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội. 43. Quốc hội (1999), Luật báo chí (sửa đổi bổ sung), Hà Nội

44. Quốc hội (2002), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi bổ sung, Hà Nội.

45. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Hà Nội. 46. Quốc hội (2004), Luật Thanh tra, Hà Nội.

47. Phan Bá Sang (2006), "Hoạt động giám sát tác động sâu sắc đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân", Báo Người đại biểu nhân dân, (189).

48. Vũ Mạnh Thông (1998), Nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của Hội đồng nhân

dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa

học luật học, Hà Nội.

49. Đỗ Duy Thường (2006), "Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện giám sát đối với cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư", Mặt trận Tổ quốc, (22).

50. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo công tác năm 2005 và phương hướng hoạt động

năm 2006, Vĩnh Phúc.

51. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tổng kết thực hiện chỉ thị 09/CT-TW và pháp luật khiếu nại, tố cáo, Vĩnh Phúc.

52. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo công tác ngành tòa án nhân dân tỉnh

Vĩnh Phúc năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006, (Trình bày trước kỳ

họp thứ V Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV), Vĩnh Phúc.

53. Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2006 của

ngành Tòa án nhân dân, Vĩnh phúc.

54. Từ điển tiếng Việt (1999), Nxb Thông tin văn hóa, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 105 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)