Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một trong những hoạt động được quy định một cách khá cụ thể trong hệ thống pháp luật về giám sát hành chính. Trong hoạt động thực tiễn của mình, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc và nhiều đạo luật, pháp lệnh và nghị định của Chính phủ. Trong năm 2005:
ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã phối hợp với Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp giám sát vào những nội dung như giám sát việc ban hành và thi hành các chủ trương, chế độ, chính sách, pháp luật, văn bản pháp quy của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, trực tiếp là các quyết định của ủy ban nhân dân cùng cấp, nhất là những chính sách pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, đến các tầng lớp xã hội, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông qua hoạt động giám sát, đã hạn chế được sự sai sót trong thực hiện chính sách và các văn bản không phù hợp [56, tr. 5-6].
Về việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc đã hoạt động trên cơ sở quán triệt những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị định 50/2001/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Thanh tra năm 2004; Nghị định số 99/2005 /NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tri 06/TTr-MTTQTW ngày 25 tháng 1 năm 2005 của Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc "hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu và trưởng thôn". Trên thực tế, công tác thực hiện quy chế dân chủ năm 2005 của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt Thông tri số 06. Có 9/9 huyện, thị đã triển khai tập huấn thông tri; 7/9 huyện, thị làm điểm và 15 xã tổ chức làm điểm thuộc huyện Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Phúc Yên; có 997 thôn tiến
hành lấy phiếu tín nhiệm chiếm 72,8%. Kết quả số phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã đều đạt tín nhiệm từ 85 -100%, kết quả phiếu tín nhiệm đối với trưởng thôn còn 5/92 người đạt tín nhiệm dưới 50%. Thông qua công tác chỉ đạo điểm triển khai thực hiện Thông tri 06, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng, đến nay có 97% số xã và thôn tiến hành thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu và trưởng thôn được tiến hành theo đúng hướng dẫn, đầy đủ nội dung, quy trình theo từng bước quy định, đảm bảo nguyên tắc, kết quả phản ánh đúng năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống của cá nhân người đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, có tác dụng nâng cao năng lực lãnh đạo và trách nhiệm của đại biểu trong thực thi nhiệm vụ ở cơ sở, tạo sự liên hệ gần gũi, gắn bó giữa nhân dân với chính quyền địa phương [56, tr. 4].
- Về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cũng khẳng định: Thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức và hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiều tiến bộ và đạt được hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình cơ sở. Nét nổi bật của các Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở là đã tích cực tham gia giám sát, phát hiện các vụ việc tiêu cực, kịp thời kiến nghị giải quyết dứt điểm, kịp thời những sai sót và bức xúc do nhân dân đặt ra, vì thế đã hạn chế được các vi phạm ở cơ sở trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân. Nhiều Ban Thanh tra nhân dân trong năm 2005 hoạt động có hiệu quả như Ban Thanh tra nhân dân của thị xã Phúc Yên. Chỉ tính riêng năm 2005 đã giải quyết hiệu quả 17 vụ mâu thuẫn đất đai, 9 vụ hòa giải ly hôn và 66 vụ mâu thuẫn, tranh chấp khác, đạt 52% so với tổng số sự việc kiến nghị được giải quyết; Ban Thanh tra nhân dân huyện Tam Đảo năm 2005 đã tham gia hòa giải thành công 44 vụ tranh chấp đất đai [56, tr. 4] góp phần không nhỏ vào việc tăng cường quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương, tham gia giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 đã tập huấn được 1200 lượt cán bộ là trưởng, phó và thành viên của các Ban Thanh tra nhân dân ở 9 huyện, thị xã về
công tác thanh tra nhân dân. Hoạt động này được đánh giá là cơ sở bước đầu để công tác thanh tra nhân dân đi vào nề nếp, phát huy tác dụng, từng bước khẳng định Ban Thanh tra nhân dân thực sự có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội ở cơ sở, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân: Mặt trận
Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện một cách thường xuyên và có chất lượng. Năm 2005, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã cử cán bộ thường xuyên tiếp dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được 980 đơn thư khiếu nại tố cáo. Nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo đều nêu lên những vấn đề bức xúc liên quan đến cán bộ có biểu hiện tham nhũng, cửa quyền, hách dịch, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, không công bằng, dân chủ, công khai trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất trái thẩm quyền... Trong công tác tiếp dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc đều nghiêm túc thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình trong việc xem xét và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo do công dân gửi đến hoặc trực tiếp công dân đến trình bày. ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã phân loại các đơn khiếu nại, tố cáo để gửi đến các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có thẩm quyền xem xét và giải quyết để trả lời công dân.
Thực tiễn này cho thấy, trong quá trình hoạt động nói chung, hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện đúng như các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận trong lĩnh vực giám sát. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở Vĩnh Phúc đã phát huy vai trò và động viên nhân dân thực hiện Quy chế dân chủ, thực hiện giám sát và phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở thực hiện hoạt động giám sát theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2.2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do các cơ quan báo chí ở tỉnh Vĩnh