Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là bộ phận hữu cơ của hệ thống pháp luật về giám sát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 93 - 94)

hoạt động hành chính, tạo thành thể chế của nền hành chính nhà nước

Pháp luật với chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nên pháp luật có vai trò to lớn đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Bởi lẽ, pháp luật không chỉ công cụ sắc bén để các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội, mà pháp luật còn đóng vai trò thông qua nó, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tự phát hiện và bị phát hiện ra những hành vi và quyết định có dấu hiệu vi phạm pháp luật của mình để từ đó có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật đồng thời nâng cao được trách nhiệm chính trị, trách nhiệm cá nhân trong thi hành công vụ. Chính vì lẽ đó, pháp luật về hoạt động giám sát của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải được xây dựng và hoàn thiện để trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống pháp luật về giám sát hoạt động hành chính, tạo thành thể chế của nền hành chính nhà nước. Như vậy, bên cạnh những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ và hệ thống cơ quan hành pháp, những quy định về hoạt động giám sát của Viện kiểm sát đối với hoạt động tư pháp, những quy định pháp luật về giám sát của

Chủ tịch nước, thanh tra của Chính phủ thì những quy định về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật thống nhất. Đây là một bộ phận của hệ thống pháp luật có hiệu lực cao, tạo tiền để cơ sở pháp lý vững chắc để nhân dân và các cơ quan, tổ chức có chức năng giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Hơn thế nữa, mục tiêu của Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Mục tiêu này đã đặt ra yêu cầu cải cách thể chế trong đó phải đảm bảo việc "tổ chức và thực hiện pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức". Do đó, cải cách thể chế hành chính cần phải gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát được thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

3.1.6. Pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)