Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà nước phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể, có tính khả thi cao, trọng tâm là hoàn thiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 89 - 91)

đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể, có tính khả thi cao, trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tổ chức giám sát hoạt động hành chính nhà nước, bao gồm giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, giám sát của Hội đồng nhân dân, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, giám sát của Tòa án

Hệ thống pháp luật hoàn thiện trong đó có pháp luật về giám sát hành chính đầy đủ, đồng bộ, khả thi là những nhân tố có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, hoàn thiện pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là một biện pháp có ý nghĩa cấp bách, là quan điểm cần phải được quán triệt trong sự vận hành của cơ chế giám sát quyền lực nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: "Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền" [10, tr. 45]. Đây là một quan điểm lãnh đạo hết sức toàn diện và kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cần phải được tiến hành trong tổng thể của công cuộc xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát đối với các cơ quan công quyền mà Đảng đã hết sức quan tâm, chú trọng. Muốn vậy, đòi hỏi việc hoàn thiện pháp luật giám sát hành chính phải chú trọng tới tính toàn diện, đồng bộ, cụ thể và khả thi. Hệ thống pháp luật phải có những quy định cụ thể về chủ thể giám sát, đối tượng giám sát,

nội dung và trình tự giám sát rõ ràng. Hệ thống pháp luật có toàn diện, đồng bộ mới đảm bảo cho họat động giám sát của các chủ thể được triển khai có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cần phải được xây dựng để các cơ quan, tổ chức và nhân dân sử dụng nhằm phát huy một cách có hiệu quả vai trò giám sát của mình đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định: "Nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội" [10, tr. 44]. Quan điểm này của Đảng xuất phát từ thực tiễn của hệ thống pháp luật hiện nay còn thiếu vắng những quy định pháp luật cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong thời gian tới, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cần phải được tập trung trước hết vào việc xây dựng thể chế giám sát cho Mặt trận Tổ quốc các cấp, đồng thời với việc ban hành những quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp để các cơ quan này thực hiện có hiệu quả những quy định pháp luật về hoạt động giám sát (đối với Hội đồng nhân dân) và thực hiện tốt trách nhiệm của đối tượng bị giám sát (đối với ủy ban nhân dân). Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, của các cơ quan báo chí ở địa phương cũng phải được hoàn thiện một cách nhanh chóng để tạo ra cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng như một phương tiện hữu hiệu trong việc triển khai, thực hiện quyền giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã khẳng định một trong những công việc cần phải tập trung làm tốt trong thời gian tới là "bổ sung, hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo. Ban hành các quy định cụ thể về thu, chi ngân sách. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong khu vực cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công và doanh nghiệp nhà nước" [10, tr. 257]. Quán triệt quan điểm nêu trên của Đảng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

3.1.2. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải thể hiện đầy đủ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 89 - 91)