Hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do các cơ quan tư pháp ở địa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 99 - 102)

phương thực hiện

Pháp luật giám sát hành chính thông qua các quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án thời gian qua được đánh giá một cách tổng quát như sau:

Những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Tòa án thực hiện trong thời gian qua đã bộc lộ tính chưa đồng bộ, thống nhất, còn chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa các chế định pháp luật. Tố tụng hành chính quy định chưa rõ ràng, cụ thể, có những vấn đề quan trọng, không thể thiếu được nhưng không được quy định trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính như quyền hạn của Tòa án khi xét xử sở thẩm vụ án hành chính. Số lượng các văn bản pháp luật rất lớn, thường xuyên thay đổi, bổ sung nên gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính [55, tr. 428].

Do đó, để khắc phục những bất cập trong pháp luật giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và nhằm phát huy vai trò giám sát của Tòa án nhân dân, trong thời gian tới cần hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước ở địa phương do các Tòa án thực hiện. Đồng thời,

để nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, trước mắt cần hoàn thiện các thể chế pháp luật trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đơn giản hóa thủ tục khiếu nại, khởi kiện, bỏ thủ tục tiền tố tụng, tăng thời hiệu khởi kiện, tạo điều kiện pháp lý cho công dân và tổ chức có khả năng lực chọn dễ dàng nơi khiếu kiện hành chính, nhất là thủ tục khiếu kiện đến Tòa án. Việc hoàn thiện những quy định pháp luật này cần phải được tiến hành như sau:

Thứ nhất, cần bổ sung quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án về các khiếu kiện

hành chính quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trong thực tiễn, quy định của Điều 11 chưa bao quát hết các khối lượng vụ việc khiếu kiện hành chính ở nước ta. Do đó, cần xác định các vụ khiếu nại theo Luật Khiếu nại, tố cáo nếu các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết nhưng đương sự không thỏa mãn thì có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền về xét xử các khiếu kiện hành chính không cần giới hạn các công việc cụ thể như quy định hiện hành mà nên sửa là:

Tòa án có thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính về:

+ Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.

+ Khiếu kiện các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức giữ chức từ Vụ trưởng hoặc tương đương trở xuống.

Thứ hai, bổ sung các quy định mở rộng đối tượng xét xử khiếu kiện hành chính trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính như các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ thương mại theo các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập hoặc đối với các nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật hoặc gây phiền phức cho các doanh nghiệp và cá nhân khi giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với công dân và tổ chức.

Thứ ba, sửa đổi các quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính nhằm phát

huy vai trò của giám sát của tòa án đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, việc sửa đổi cần phải được tiến hành theo hướng tăng gấp ba lần so với thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Như vậy, thời hạn sẽ là 90 ngày và thời gian đó được tính theo ngày làm việc. Tương tự như thế, đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi nơi có điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn tăng lên gấp rưỡi so với thời hạn đã tăng (120 ngày).

Thứ tư, cần ban hành Luật Tố tụng hành chính nhằm bổ sung vào hệ thống pháp

luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Luật tố tụng hành chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ của tòa án với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương một cách ổn định, lâu dài trên cơ sở văn bản pháp luật có giá trị và hiệu lực pháp lý cao. Luật Tố tụng hành chính ra đời sẽ khắc phục được sự tùy tiện, thiếu thống nhất và tản mạn về các quy định trong các văn bản quy định về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đặc biệt là khắc phục tình trạng Chính phủ ban hành nghị định để quy định cho Tòa án được quyền xét xử một số khiếu kiện hành chính (như Nghị định 76/CP 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự (khoản 3, 4 Điều 26, Điều 33; Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ v.v...). Trong quá trình ban hành Luật tố tụng hành chính cần chú ý tới những vấn đề như: thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án; nội dung, phạm vi và các yếu tố thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính.

Thứ năm, trong thời gian tới, cần bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân theo hướng thiết lập Tòa hành chính vùng hay khu vực dể thực hiện thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính. Theo đó, Tòa hành chính vùng thuộc Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao, Tòa hành chính khu vực thuộc Tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ xét xử các khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước cấp xã, phường, thị trấn.

Thứ sáu, cần có quy định rõ về thẩm quyền phán quyết (ra bản án, quyết định) về

vụ án hành chính. Xác định cụ thể những trường hợp Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy, sửa đổi hay giữa nguyên quyết định hành chính bị khởi kiện; trường hợp nào tuyên bố chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện, trường hợp nào tuyên bác đơn khởi kiện v.v...

Thứ bảy, cần rà soát và ban hành mới các quy định pháp luật có liên quan nhằm

đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của Luật tố tụng hành chính. Do đó, việc ban hành mới Luật Tố tụng hành chính cần gắn liền với việc ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Công vụ và công chức; Luật về trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản; Luật về thu phí và lệ phí. Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản luật và pháp lệnh về thuế, các nghị định của Chính phủ về quản lý đất đai, xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, về kỷ luật, trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền kỷ luật cán bộ công chức.

Ngoài ra, cần nghiên cứu ban hành Luật về tổ chức Tòa án Hiến pháp Việt Nam để xem xét không chỉ các văn bản quy phạm mà cả các quyết định cá biệt - cụ thể và hành vi hành chính nhằm bổ sung thêm cơ chế giám sát bằng cơ quan tư pháp, đồng thời đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Như vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Tòa án thực hiện cần phải gắn liền với việc ban hành Luật tố tụng hành chính và sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm sự hòan thiện về mặt pháp luật của thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án. Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất, ổn định và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà luận văn tập trung giải quyết.

3.2.4. Hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)