Hoàn thiện các quy định về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân thực hiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 96 - 99)

Một trong những vấn đề quan trọng mang tính cấp bách hiện nay cần phải giải quyết đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân thực hiện là phải hoàn thiện cơ sở pháp lý của hoạt động giám sát. Trên thực tế, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân không thể nâng cao nếu chỉ cố gắng tăng cường các điều kiện vật chất, năng lực đại biểu Hội đồng nhân dân mà không chú trọng tới việc hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hành chính. Hơn thế nữa, trong thực tế hoạt động giám sát hiện nay, Hội đồng nhân dân đang thực hiện chức năng giám sát hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong một môi trường pháp lý thiếu sự quy định đầy đủ và đồng bộ hay nói cách khác là cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn nhiều hạn chế. Chính điều này đang là nguyên nhân dẫn đến việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chưa được nghiêm chỉnh chấp hành. Việc kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân vì thế cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Chính vì lẽ đó, việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Hội đồng nhân dân thực hiện cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất, bổ sung các quy định về giám sát của Hội đồng nhân dân trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo quan điểm "các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội" như Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định. Đây là một biện pháp có

ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động giám sát, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ đây cần bổ sung vào Luật những vấn đề sau:

+ Quy định rõ thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân; chức năng, nhiệm vụ giám sát, đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. Sự phân định chức năng này nhằm mục đích khắc phục sự chồng chéo về thẩm quyền và đối tượng giám sát giữa các cơ quan có chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước như chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của ủy ban nhân dân, Thanh tra Chính phủ, Giám sát của Tòa án.

+ Phân định rõ thẩm quyền giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là thẩm quyền của các Ban có lĩnh vực giao thoa để khắc phục tình trạng chồng chéo trong giám sát vì các đối tượng giám sát rất có thể vừa là đối tượng của nhiều Ban. Việc phân định này sẽ bảo đảm được minh bạch trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban trong hoạt động giám sát. Luật càng quy định càng rõ về phạm vi, thẩm quyền giám sát thì việc thực hiện giám sát càng trở nên khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan và tránh được sự phân công, điều phối mang tính chất chủ quan giữa các cơ quan cùng chung một vấn đề, một lĩnh vực giám sát.

+ Trình tự giám sát cũng như hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát do Hội đồng nhân dân thực hiện cũng phải được quy định một cách cụ thể và rõ ràng, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong hoạt động giám sát phải được xác định dưới hình thức các quy định pháp luật để sau khi có kết quả giám sát, trách nhiệm của đối tượng giám sát được xác định một cách khách quan và chính xác theo luật. Việc quy định cụ thể này sẽ tránh được tình trạng kỷ luật và trách nhiệm của đối tượng bị giám sát không được đặt ra sau khi có kết luận giám sát.

+ Luật phải quy định tất cả các cuộc kiểm tra, giám sát do Hội đồng nhân dân thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản trong đó có các kiến nghị cụ thể trình lên Hội đồng nhân dân trong các phiên họp toàn thể đồng thời gửi các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là đối tượng của cuộc giám sát. Bên cạnh đó, thời hiệu, thời hạn và trách nhiệm

xem xét, xử lý các báo cáo của các ban Hội của đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

+ Luật cần quy định hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và sự phân công theo dõi, đôn đốc việc chấp hành các quyết định xử lý sau các cuộc giám sát, nhất là đối với các lời hứa của đối tượng chịu sự chất vấn của Hội đồng nhân dân. Quy định này sẽ khắc phục được tính hình thức trong các hoạt động giám sát, tạo cơ chế kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Thứ hai, cần bổ sung Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân những quy định

cụ thể về hoạt động phối hợp, kết hợp giữa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, với Ban Thanh tra nhân dân và với ủy ban Kiểm tra của Đảng. Đồng thời, Quy chế cũng nên có những quy định cụ thể về việc đánh giá, khen thưởng đói với các đại biểu, các Ban và Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện tốt hoạt động chất vấn. Tiêu chí khen thưởng cần căn cứ vào độ tín nhiệm của nhân dân đối với đại biểu dân cử, căn cứ vào dư luận nhân dân, sự đánh giá của đại biểu Hội đồng nhân dân và từ chính đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Thứ ba, cần bổ sung quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, những

quy định về tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân, lượng hóa những tiêu chuẩn cụ thể khẳng định những kỹ năng cần thiết của Hội đồng nhân dân đảm bảo thực hiện tốt chức năng giám sát như: có kinh nghiệm làm việc từ năm năm trở lên, có trình độ pháp luật tương đương với bằng trung cấp luật học, sử dụng được tin học, ngoại ngữ trình độ B. Riêng đối với đại biểu Hội đồng nhân dân ở các vùng có nhiều người dân tộc thì tiêu chuẩn tối thiểu là phải biết tiếng dân tộc của vùng đó v.v...

Thứ tư, cần bổ sung quy định pháp luật về cơ quan kiểm toán ở địa phương với tư

cách là cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003. Quy định về cơ quan kiểm toán này sẽ là cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thực hiện có hiệu quả khi thẩm tra báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước ở địa phương do ủy ban nhân dân báo cáo. Thẩm

tra của cơ quan kiểm toán mang tính chuyên môn cao nên đảm bảo độ chính xác, khách quan của kết quả của hoạt động giám sát sẽ là cơ sở đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả cao.

Thứ năm, trong thời gian tới, cần giảm bớt các hình thức pháp lệnh, quy chế ban

hành điều chỉnh hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Về lâu dài, cần tiến hành pháp điển hóa để ban hành một đạo luật về giám sát chính quyền địa phương, trong đó đối tượng áp dụng không chỉ có các cơ quan hành chính, mà cả các cơ quan dân cử, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan Trung ương đóng trên lãnh thổ địa phương quản lý.

3.2.3. Hoàn thiện những quy định pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do các cơ quan tư pháp ở địa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 96 - 99)