Thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở Vĩnh Phúc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 85 - 89)

Trong những năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo của Vĩnh Phúc đã có chiều hướng giảm. So với năm 1999 thì năm 2004, số lượt người đi khiếu kiện giảm 6%, đơn thư giảm 5,3%, vụ việc giảm 3,1%. Khiếu kiện đông người, vượt cấp lên tỉnh và Trung ương cũng giảm cả về số lượt người đi khiếu kiện, số lượt đơn thư, cả về tính chất và mức độ gay gắt của các vụ việc.Tuy nhiên, có lúc, có nơi việc khiếu nại, tố cáo còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố bất ổn. Tình trạng công dân đi khiếu nại tố cáo chủ yếu ở nông thôn chiếm tỷ lệ 85% trong đó đa số là phụ nữ và người già, có một số ít là đảng viên, gia đình đảng viên, người chưa thành niên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ đã nghỉ theo chế độ của Nhà nước, người đã bị xử lý kỷ luật trong đó có một số người do bị kích động hoặc chưa hiểu biết, hiểu sai hoặc cố tình không chấp hành pháp luật [51, tr. 11]. Về nội dung các khiếu nại tố cáo, theo báo cáo của Tỉnh ủy thì từ năm 1999 đến năm 2004 toàn tỉnh đã tiếp nhận 43.719 lượt công dân, tiếp nhận 23.463 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo trong đó có 12.497 lượt vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp. Cụ thể, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 37.787 lượt người chiếm 86,4%, nhận 18.748 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo trong đó có 11.357 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết [51, tr. 12]. Với tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Vĩnh Phúc đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là sự chuyển biến tích cực trong các khâu của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong công tác, việc phân công trách nhiệm cho các đồng chí lãnh đạo, việc hoàn thiện cơ chế về phân cấp giải quyết, tăng cường mối quan hệ giữa các cấp, các ngành ở địa phương với các bộ, ngành ở Trung ương và kiểm tra, đôn đốc cấp dưới đối với công tác khiếu nại, tố cáo đã được chú trọng. Chính vì lẽ đó, trong những năm qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được kết quả tốt, nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài đã được giải quyết dứt điểm. Từ năm 1999 -2004 các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 9.068 /9.237 vụ việc khiếu nại, đạt 98,26%. Cụ thể như sau:

Cấp tỉnh đã xem xét, giải quyết 1.636/ 1.658 vụ việc, đạt tỷ lệ 98,6%. Cấp huyện đã xem xét, giải quyết 902/ 918 vụ việc, đạt tỷ lệ 98,2%.

Cấp cơ sở đã xem xét, giải quyết 6.530/ 6.661 vụ việc, đạt tỷ lệ 985. Trong tổng số 9.068 vụ việc khiếu nại đã giải quyết có: khiếu nại đúng 2.649 vụ (29,2%); khiếu nại có

nội dung đúng, có nội dung sai: 3.175 vụ (35%), khiếu nại sai hoàn toàn 3.244 vụ việc (35,8%).

Về tố cáo, toàn tỉnh đã giải quyết được 2.329/2.365 vụ việc tố cáo (98,3%), trong đó cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 2.120/2.150 vụ (97,2%).

Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 3.158 triệu đồng, đã thu 1.658 triệu đồng, kiến nghị xử lý kỷ luật 57 người, đã xử lý 51 người, kiến nghị xử lý hình sự 7 người, đã xử lý 6 người [51].

Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cho thấy, chủ thể thực hiện khiếu nại, tố cáo là hết sức đa dạng, thuộc mọi thành phần trong nhân dân. Nội dung khiếu nại, tố cáo tập trung nhiều tới hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Để giải quyết được số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp nêu trên, các cấp, các ngành ở Vĩnh Phúc đã tuân thủ đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo về quy trình, thủ tục giải quyết. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm, xâm hại lợi ích hợp pháp của cá nhân, lợi ích của nhà nước, góp phần thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở Vĩnh Phúc.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn tập trung phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gắn với quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Qua phân tích, luận văn đã làm rõ những nội dung của các quy định về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các mối quan hệ giữa chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát, các hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục giám sát. Có thể nhận thấy, qua mỗi thời kỳ lịch sử, các quy định đó ngày càng trở lên hoàn thiện, có tính kế thừa và phát triển hơn so với các giai đoạn trước đó. Chính sự phát triển đó làm cho pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ngày càng phát huy vai trò to lớn trong đời sống

thực tiễn, thúc đẩy xã hội phát triển. Bên cạnh đó, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương còn có nhiều bất cập, thậm chí yếu kém. Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chưa đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, có tính khả thi cao; chưa thể hiện đầy đủ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; chưa thực sự phát huy được vai trò giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan tư pháp ở địa phương; chưa đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa giám sát của cơ quan đại diện với giám sát trực tiếp của nhân dân; kỹ thuật xây dựng pháp luật chưa đạt ở trình độ pháp lý cao, chưa đảm bảo tính tin cậy và mang tính dự báo và chưa đạt trình độ pháp điển cao.

Luận văn cũng giành một phần lớn đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc. Những phân tích, đánh giá nêu trong phần thực trạng này sẽ là cơ sở thực tiễn đảm bảo cho các giải pháp nêu trong chương 3 vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Chương 3

Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật

về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nước ta hiện nay

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc pptx (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)